Cho thue xe gia re từ Tp. Hồ Chí Minh đi Chùa Tây an ở An Giang, Chùa Tây An là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Nam bộ, có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc.
Chùa do Tổng đốc tỉnh An Giang là Doãn Uẩn xây dựng năm 1847, tọa lạc ở ngã ba Núi Sam, cách thị xã Châu Đốc 5km. Sách Đại Nam nhất thống chí đã giới thiệu: "Chùa ở định phận thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên, nguyên Tổng đốc mưu lược tướng Trung Tĩnh Tử Doãn Uẩn kiến trúc năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra tỉnh thành, phía sau dựa theo vòm núi, tiếng người lặng vắng , cổ thụ âm u, cũng một thắng cảnh thiền lâm vậy".
Gần 150 năm qua, chùa Tây An đã được sữa chữa nhiều lần. Hai lần sửa chữa lớn nhất là: Năm 1861, Hòa thượng Nhất Thừa trùng tu lại chánh điện và hậu tổ. Đến năm 1958, Hòa thượng Bửu Thọ đứng ra vận động dân góp tiền của, công sức xây dựng ba ngôi lầu cổ, mặt chính của chùa và sữa chữa ngôi chính điện. Kiến trúc chùa mang phong cách nghệ thuật Ấn Độ và Hồi giáo kết hợp với kiến trúc cổ dân tộc.
Nơi cổng tam quan có bức tượng Quan Âm Thị Kính bế con Thị Mầu. Trước thềm chùa có hai con voi - một con màu đen hai ngà, một con màu trắng sáu ngà - đứng chầu. Bên trong chánh điện có khoảng 200 pho tượng Phật, Bồ-tát, La-hán, Thần và Tiên… đa số bằng danh mộc, mang ý nghĩa triết lý Phật giáo và có giá trị nghệ thuật cao. Sinh động nhất là bộ tượng Tứ Thiên Vương (Đông Thiên Vương, Tây Thiên Vương, Nam Thiên Vương, Bắc Thiên Vương) và bộ tượng Bát bộ Kim Cương.
Chùa còn có nhiều câu đối và hoành phi trạm trổ rất công phu. Tất cả công trình được tạo tác bởi bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân An Giang, Đồng Tháp vào thế kỷ XIX.
Phía sau chùa có nhiều tháp mộ, Trong đó đáng chú ý nhất là mộ Phật Thầy Tây An. Thầy tên là Đoàn Minh Huyên quê ở Tòng Sơn (Sa Đéc), sinh năm Đinh Mão (1807), mất năm Bính Thìn (1856). Là người có tinh thần cải cách tôn giáo, Từ năm 1849, Thầy đã đi truyền đạo nhiều nơi và chữa bệnh cho nhiều người nên có uy tín lớn trong nhân dân. Sau đó Thầy về tu tại chùa Tây An. Nhân dân kính trọng tài năng và đức độ của thầy nên đã tôn xưng là Phật Thầy Tây an.
Hằng năm, chùa Tây An có các ngày lễ chính: rằm tháng giêng (thượng nguyên), rằm tháng mười (hạ nguyên) và 12 tháng 8 âm lịch (giỗ thầy Tây An). Vào các ngày lễ ấy và các tháng lễ hội núi Sam, Châu Đốc (từ tháng 1 đến hết tháng 4 âm lịch hàng năm), khách hàng hương các nơi đến chùa chiêm bái rất đông.
Quý khách có nhu cầu thuê xe 16 chỗ đi Chùa Tân An ở An Giang hãy liên hệ với Công Ty chúng tôi để có giá rẻ nhất.
Cho thuê xe 16 chỗ đi Chùa HỘI KHÁNH - Bình Dương
Dịch vụ cho thue xe 16 cho đi Chùa Khánh Hội ở Bình Dương từ Tp. Hồ Chí Minh, Chùa Hội Khánh được Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) khai sơn năm Cảnh Hưng thứ 2, đời Lê Hiển Tông, tức năm Tân Dậu (1741).
Lúc đầu chùa được xây trên một ngọn đồi cao, nhưng đến năm thứ 14 đời Tự Đức, tức năm Tân Dậu (1861), chiến tranh đã thiêu hủy toàn bộ ngôi chùa. Bảy năm sau (1868), chùa được Hòa thượng Chánh Đắc cho xây dựng lại dưới chân đồi, cách vị trí chùa cũ khoảng 100m về phía Nam. Địa chỉ của chùa hiện nay là 35 đường Yersin, phường Phú Cường, thị xã Thủ Đầu Một, tỉnh Sông Bé, cách thành phố Hồ Chí Minh 25km về phía Nam.
Chùa nằm cách đường lộ 150m. Sau cổng tam quan cổ kính có chạm trổ rồng phượng là khuôn viên chùa yên tĩnh, với nhiều cây cao bóng cả, trong đó đặc biệt có bốn cây dầu cao chót vót , cành lá sum suê, được trồng lúc chùa mới bắt đầu xây dựng, nay tuổi cây đã trên một thế kỷ.
Chùa đã được tôn tạo và trùng tu nhiều lần , nhưng vẫn giữ được kiến trúc cổ mang màu sắc dân tộc. Giảng đường và Đông lang được xây lại năm 1917, Tây lang được xây lại năm 1984. Ngôi chánh điện được xây dựng trong hai năm 1990-1991. Và gần đây nhất , ngày 29-2-1992, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sông Bé đã tổ chức lễ lạc thành trùng tu di tích chùa Hội Khánh.
Trong chùa, toàn bộ diện tích chánh điện, giảng đường, Đông lang và Tây lang rộng đến 700 m2. Ở chánh điện, các pho tượng Phật Thích-ca, Địa Tạng, Chuẩn Đề … đều được tạc bằng gỗ, sơn son thếp vàng. Ba tấm bao lam chạm khắc Tứ linh, Tứ quí, Cửu long và Thập bát La-hán rất tinh vi, có giá trị nghệ thuật cao. Hai bên tường của chánh điện có bộ tượng Thập điện Minh Vương và bộ Thập bát La-hán. Các tác phẩm chạm khắc gỗ này được tạc vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do nhóm thợ điêu khắc nổi tiếng ở Thủ Dầu Một lúc đó thực hiện.
Hơn 250 năm nay, chùa Hội Khánh lưu truyền kế vị đến 10 đời, trong đó có 9 vị đã viên tịch là : Đại Ngạn, Chân Kính, Chánh Đắc, Trí Tập, Thiện Quới, Từ Văn, Ấn Bửu - Thiện Quới, Thiện Hương, Quảng Viên. Trước sân chùa có những ngôi tháp của các vị trụ trì đã viên tịch. Hiện nay trụ trì chùa là Đại đức Thích Huệ Thông, Chánh Thư ký Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sông Bé.
Chùa Hội Khánh là trung tâm Phật giáo Cổ truyền của cả vùng đất Bình An xưa kia. Đây cũng là trung tâm đào tạo tầng lớp sĩ phu của đất Bình An và đất Thủ Dầu Một sau này. Các nhà sư cũng chính là người dạy học chữ Hán. Chùa Hội Khánh đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ tu sĩ để trụ trì các chùa khác trong vùng. Một trong những danh tăng xuất thân từ chùa là Hòa thượng Thích Từ Văn được xem là Tăng thống Phật giáo Nam Kỳ và được mời sang Marseille (Pháp) làm lễ cầu siêu và thuyết pháp vào năm 1920. Chính Ngài đã thỉnh tượng Phật và đưa thợ thủ công sang Pháp để xây dựng chùa Hội Khánh bên đó.
TRong những năm 1923 - 1926, ở chùa Hội Khánh có lập Hội Danh dự Yêu nước gồm các sĩ phu tham gia chữa bệnh, dạy học để truyền bá đạo lý. Cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã sống và hoạt động tại chùa trong thời gian này.
Sau năm 1945, chùa Hội Khánh là nơi qui tụ các Tăng Ni của 40 ngôi chùa khác trong tỉnh Thủ Dầu Một, lập ra Hội Phật giáo Cứu quốc do Thượng tọa Thích Minh Tịnh làm Chủ tịch.
Do bề dày lịch sử của chùa Hội Khánh, ngày nay nơi đây đã vinh dự được chọn đặt trụ sở Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sông Bé và được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Lúc đầu chùa được xây trên một ngọn đồi cao, nhưng đến năm thứ 14 đời Tự Đức, tức năm Tân Dậu (1861), chiến tranh đã thiêu hủy toàn bộ ngôi chùa. Bảy năm sau (1868), chùa được Hòa thượng Chánh Đắc cho xây dựng lại dưới chân đồi, cách vị trí chùa cũ khoảng 100m về phía Nam. Địa chỉ của chùa hiện nay là 35 đường Yersin, phường Phú Cường, thị xã Thủ Đầu Một, tỉnh Sông Bé, cách thành phố Hồ Chí Minh 25km về phía Nam.
Chùa nằm cách đường lộ 150m. Sau cổng tam quan cổ kính có chạm trổ rồng phượng là khuôn viên chùa yên tĩnh, với nhiều cây cao bóng cả, trong đó đặc biệt có bốn cây dầu cao chót vót , cành lá sum suê, được trồng lúc chùa mới bắt đầu xây dựng, nay tuổi cây đã trên một thế kỷ.
Chùa đã được tôn tạo và trùng tu nhiều lần , nhưng vẫn giữ được kiến trúc cổ mang màu sắc dân tộc. Giảng đường và Đông lang được xây lại năm 1917, Tây lang được xây lại năm 1984. Ngôi chánh điện được xây dựng trong hai năm 1990-1991. Và gần đây nhất , ngày 29-2-1992, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sông Bé đã tổ chức lễ lạc thành trùng tu di tích chùa Hội Khánh.
Trong chùa, toàn bộ diện tích chánh điện, giảng đường, Đông lang và Tây lang rộng đến 700 m2. Ở chánh điện, các pho tượng Phật Thích-ca, Địa Tạng, Chuẩn Đề … đều được tạc bằng gỗ, sơn son thếp vàng. Ba tấm bao lam chạm khắc Tứ linh, Tứ quí, Cửu long và Thập bát La-hán rất tinh vi, có giá trị nghệ thuật cao. Hai bên tường của chánh điện có bộ tượng Thập điện Minh Vương và bộ Thập bát La-hán. Các tác phẩm chạm khắc gỗ này được tạc vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do nhóm thợ điêu khắc nổi tiếng ở Thủ Dầu Một lúc đó thực hiện.
Hơn 250 năm nay, chùa Hội Khánh lưu truyền kế vị đến 10 đời, trong đó có 9 vị đã viên tịch là : Đại Ngạn, Chân Kính, Chánh Đắc, Trí Tập, Thiện Quới, Từ Văn, Ấn Bửu - Thiện Quới, Thiện Hương, Quảng Viên. Trước sân chùa có những ngôi tháp của các vị trụ trì đã viên tịch. Hiện nay trụ trì chùa là Đại đức Thích Huệ Thông, Chánh Thư ký Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sông Bé.
Chùa Hội Khánh là trung tâm Phật giáo Cổ truyền của cả vùng đất Bình An xưa kia. Đây cũng là trung tâm đào tạo tầng lớp sĩ phu của đất Bình An và đất Thủ Dầu Một sau này. Các nhà sư cũng chính là người dạy học chữ Hán. Chùa Hội Khánh đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ tu sĩ để trụ trì các chùa khác trong vùng. Một trong những danh tăng xuất thân từ chùa là Hòa thượng Thích Từ Văn được xem là Tăng thống Phật giáo Nam Kỳ và được mời sang Marseille (Pháp) làm lễ cầu siêu và thuyết pháp vào năm 1920. Chính Ngài đã thỉnh tượng Phật và đưa thợ thủ công sang Pháp để xây dựng chùa Hội Khánh bên đó.
TRong những năm 1923 - 1926, ở chùa Hội Khánh có lập Hội Danh dự Yêu nước gồm các sĩ phu tham gia chữa bệnh, dạy học để truyền bá đạo lý. Cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã sống và hoạt động tại chùa trong thời gian này.
Sau năm 1945, chùa Hội Khánh là nơi qui tụ các Tăng Ni của 40 ngôi chùa khác trong tỉnh Thủ Dầu Một, lập ra Hội Phật giáo Cứu quốc do Thượng tọa Thích Minh Tịnh làm Chủ tịch.
Do bề dày lịch sử của chùa Hội Khánh, ngày nay nơi đây đã vinh dự được chọn đặt trụ sở Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sông Bé và được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Cho thuê xe đi Chùa Bửu Long - Đồng Nai
Dịch vụ cho thuê xe đi Chùa Bửu Long ở Đồng Nai, Chùa Bửu Phong là một danh lam thắng cảnh không chỉ của tỉnh Đồng Nai mà còn của cả miền Nam.
Chùa tọa lạc trên núi Bửu Long thuộc thôn Bình Điện, xã Tân Bửu, cách thành phố Biên Hòa 4km. Do địa danh ấy nên còn có tên là chùa Bình Điện.
Chùa được Hòa thượng Bửu Phong dựng vào khoảng thế kỷ XVII, lúc đầu chỉ là một am tranh nhỏ thờ Phật. Sách Đại Nam nhất thống chí viết rằng : "Núi Bửu Phong ở phía Nam huyện Phước Chánh 13 dặm, phía Tây trông xuống sông lớn, phía sau làm hộ vệ cho núi Long Ẩn. Trên núi có chùa Bửu Phong khói mây man mác, cây cối um tùm là thắng cảnh thứ nhất trên tỉnh hạt. Xưa có nhà sư là Hòa thượng Bửu Phong lập chùa trên núi, cho nên thường gọi tên là núi Bửu Phong".
Vào cuối thế kỷ XVIII, số người Hoa đến vùng đất này sinh sống ngày càng đông, trong đó có những người mộ đạo Phật đã xây cất lại ngôi chùa bằng gạch ngói. Họ đã mời Thiền sư Thành Trí, pháp danh Pháp Thông - Thiện Hỉ, thuộc Thiền phái Tào Động thế hệ thứ 36, đến trụ trì và tôn làm vị Tổ đầu tiên của chùa. Thiền sư Pháp Thông cũng là người có công khai sơn chùa Long Ẩn dựng trên núi Long Ẩn phía trước núi Bửu Long. Ngày nay tại chùa này còn tháp của Tổ sư Pháp Thông xây theo hình khối lục giác.
Theo tài liệu của ông Nguyễn Hiền Đức in trong sách Thiền sư Việt Nam của Hòa thượng Thích Thanh Từ, thì Hòa thượng Pháp Thông không có đệ tử thay thế, nên Thiền sư Viên Quang là người Minh Hương thuộc Thiền phái Lâm Tế đời thứ 36 được cử về trụ trì chùa Bửu Phong. Năm 1760, Thiền sư Viên Quang đã trùng tu chùa này.
Đến năm Ký Sửu (1829) chùa được xây cất lại và mở rộng do Tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và Hương bảo Nguyễn Văn Tâm pháp nguyện hiến cúng. Ngoài ra chùa còn được sửa chữa nhiều lần vào cuối thế kỷ XIX và những năm gần đây.
Đến thăm chùa Bửu Phong, sau khi leo lên 100 bậc cấp, du khách có ấn tượng sâu sắc khi đứng trước tòa kiến trúc này. Mặt tiền có ba cửa vòng cung lớn, hai bên lại có bốn ô cửa vòng cung nhỏ.
Bên trên mặt tiền trang trí các hoa văn đắp nổi bằng mảnh sành, mảnh sứ rất công phu và độc đáo. Trước chùa có tượng Bồ-tát Quan Thế Âm do Yết-ma Thiện Giáo dựng vào năm 1963. Hai câu đối ở hai cột chính nói lên ý nghĩa của tên chùa :
Nghĩa là :
(Giản Chi dịch)
Bên trong chánh điện có tượng Phật Di-đà cổ. Điện Phật được trang hoàng rực rỡ. Xá-lợi Phật được tôn trí ở ngôi bảo tháp sau chánh điện.
Hiện nay vùng núi Bửu Long đã trở thành một quần thể di tích thắng cảnh du lịch của tỉnh Đồng Nai. Du khách đến Đồng Nai không thể không viếng chùa Bủu Phong nằm trong toàn cảnh núi Bửu Long hay núi Bình Điện và sông Trường Giang, tức sông Đồng Nai :
Phía sau Bình Điện ngăn phong lãnh
Mé trước Trường Giang nước chảy quanh
Chung quanh khu vực này còn có các ngôi tháp cổ và những pho tượng lộ thiên khá lớn như tượng đức Phật đản sinh, tượng đức Phật thiền định, tượng đức Phật nhập niết bàn
Chùa tọa lạc trên núi Bửu Long thuộc thôn Bình Điện, xã Tân Bửu, cách thành phố Biên Hòa 4km. Do địa danh ấy nên còn có tên là chùa Bình Điện.
Chùa được Hòa thượng Bửu Phong dựng vào khoảng thế kỷ XVII, lúc đầu chỉ là một am tranh nhỏ thờ Phật. Sách Đại Nam nhất thống chí viết rằng : "Núi Bửu Phong ở phía Nam huyện Phước Chánh 13 dặm, phía Tây trông xuống sông lớn, phía sau làm hộ vệ cho núi Long Ẩn. Trên núi có chùa Bửu Phong khói mây man mác, cây cối um tùm là thắng cảnh thứ nhất trên tỉnh hạt. Xưa có nhà sư là Hòa thượng Bửu Phong lập chùa trên núi, cho nên thường gọi tên là núi Bửu Phong".
Vào cuối thế kỷ XVIII, số người Hoa đến vùng đất này sinh sống ngày càng đông, trong đó có những người mộ đạo Phật đã xây cất lại ngôi chùa bằng gạch ngói. Họ đã mời Thiền sư Thành Trí, pháp danh Pháp Thông - Thiện Hỉ, thuộc Thiền phái Tào Động thế hệ thứ 36, đến trụ trì và tôn làm vị Tổ đầu tiên của chùa. Thiền sư Pháp Thông cũng là người có công khai sơn chùa Long Ẩn dựng trên núi Long Ẩn phía trước núi Bửu Long. Ngày nay tại chùa này còn tháp của Tổ sư Pháp Thông xây theo hình khối lục giác.
Theo tài liệu của ông Nguyễn Hiền Đức in trong sách Thiền sư Việt Nam của Hòa thượng Thích Thanh Từ, thì Hòa thượng Pháp Thông không có đệ tử thay thế, nên Thiền sư Viên Quang là người Minh Hương thuộc Thiền phái Lâm Tế đời thứ 36 được cử về trụ trì chùa Bửu Phong. Năm 1760, Thiền sư Viên Quang đã trùng tu chùa này.
Đến năm Ký Sửu (1829) chùa được xây cất lại và mở rộng do Tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và Hương bảo Nguyễn Văn Tâm pháp nguyện hiến cúng. Ngoài ra chùa còn được sửa chữa nhiều lần vào cuối thế kỷ XIX và những năm gần đây.
Đến thăm chùa Bửu Phong, sau khi leo lên 100 bậc cấp, du khách có ấn tượng sâu sắc khi đứng trước tòa kiến trúc này. Mặt tiền có ba cửa vòng cung lớn, hai bên lại có bốn ô cửa vòng cung nhỏ.
Bên trên mặt tiền trang trí các hoa văn đắp nổi bằng mảnh sành, mảnh sứ rất công phu và độc đáo. Trước chùa có tượng Bồ-tát Quan Thế Âm do Yết-ma Thiện Giáo dựng vào năm 1963. Hai câu đối ở hai cột chính nói lên ý nghĩa của tên chùa :
Bửu nhạc phối đề y Thứu Lĩnh
Phong sơn qún mỹ tự Kỳ Viên
Nghĩa là :
Bửu nhạc dịu dàng như Thứu Lĩnh
Phong sơn đẹp đẽ tựa Ký Viên
Bên trong chánh điện có tượng Phật Di-đà cổ. Điện Phật được trang hoàng rực rỡ. Xá-lợi Phật được tôn trí ở ngôi bảo tháp sau chánh điện.
Hiện nay vùng núi Bửu Long đã trở thành một quần thể di tích thắng cảnh du lịch của tỉnh Đồng Nai. Du khách đến Đồng Nai không thể không viếng chùa Bủu Phong nằm trong toàn cảnh núi Bửu Long hay núi Bình Điện và sông Trường Giang, tức sông Đồng Nai :
Phía sau Bình Điện ngăn phong lãnh
Mé trước Trường Giang nước chảy quanh
Chung quanh khu vực này còn có các ngôi tháp cổ và những pho tượng lộ thiên khá lớn như tượng đức Phật đản sinh, tượng đức Phật thiền định, tượng đức Phật nhập niết bàn
Cho thuê xe 16 chỗ giá rẻ đi Chùa Hang - Quảng Ngãi
Dịch vụ cho thue xe 16 cho gia re từ Sài Gòn đi Chùa Hang ở Quảng Ngãi, Chùa Hang có tên chữ là “Thiên Khổng Thạch Tự” (chùa do trời sinh ra), được xếp hạng thắng cảnh quốc gia năm 1994.
Nằm trong một hang đá lớn, ăn sâu vào lòng núi Thới Lới, mặt hướng ra biển Đông. Tương truyền rằng cách nay chừng 400 năm, khi các bậc tiên hiền ra Lý Sơn lập làng An Hải đã dựng ngôi chùa này. Nằm sâu trong một hang đá sâu chừng hai chục mét, cao chừng ba lần thân người.
Chùa có bàn thờ Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở chính giữa, bàn thờ Sư Tổ Đạt Ma ở bên trái, bàn thờ 12 Diêm Vương, ba vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa (là Trần Công Thành, Trần Công Hiền, Trần Công Quân) và sáu vị tiên hiền làng An Hải bên phải. Các bệ thờ được gia công từ nhũ đá tự nhiên. Đặc biệt có hai lối hẹp dài hun hút với hai hướng đối ngược, được dân bản địa quan niệm là “đường lên trời và đường xuống địa ngục”.
Chùa Hang có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân địa phương, cùng với quần thể cảnh quan thiên nhiên đẹp, thật xứng đáng được gọi là đệ nhất danh thắng của biển đảo miền Trung.
Nằm trong một hang đá lớn, ăn sâu vào lòng núi Thới Lới, mặt hướng ra biển Đông. Tương truyền rằng cách nay chừng 400 năm, khi các bậc tiên hiền ra Lý Sơn lập làng An Hải đã dựng ngôi chùa này. Nằm sâu trong một hang đá sâu chừng hai chục mét, cao chừng ba lần thân người.
Chùa có bàn thờ Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở chính giữa, bàn thờ Sư Tổ Đạt Ma ở bên trái, bàn thờ 12 Diêm Vương, ba vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa (là Trần Công Thành, Trần Công Hiền, Trần Công Quân) và sáu vị tiên hiền làng An Hải bên phải. Các bệ thờ được gia công từ nhũ đá tự nhiên. Đặc biệt có hai lối hẹp dài hun hút với hai hướng đối ngược, được dân bản địa quan niệm là “đường lên trời và đường xuống địa ngục”.
Chùa Hang có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân địa phương, cùng với quần thể cảnh quan thiên nhiên đẹp, thật xứng đáng được gọi là đệ nhất danh thắng của biển đảo miền Trung.
Cho thuê xe 16 chỗ đi Chùa Pháp Bảo
Dich vu cho thue xe 16 cho từ Tp. Hồ Chí Minh đi Chùa Pháp Bảo , Ngôi chùa tọa lạc ngay khu đô thị thành phố Mỹ Tho, với khuôn viên rộng rãi khoảng độ một mẫu đất, ngôi chùa cách bến xe khách tỉnh Tiền Giang khoảng 1 cây số rưỡi.
Trong ngôi Chánh Điện trang nghiêm tôn thờ ở chính diện ngôi tượng Đức Phật Tổ Thích Ca trong dáng vẻ uy nghi, trầm mặc, đầy lòng từ bi. Phía dưới tượng Phật là di ảnh của Ngài Cố Hòa Thượng trụ trì. Dọc theo hai bên Chánh điện là các trang ảnh ghi chép lại cuộc đời của Đức Phật.
Ở phía bên ngoài ngôi Phật điện, nhà chúa có kiến tạo các Phật cảnh như Bồ Tát đản sanh, Bồ tát thành đạo, Đức Phật Chuyển Pháp Luân, Đức Phật nhập Niết Bàn, mô tả lại bổn thánh tích thiêng liêng hay là bốn chỗ động tâm bên xứ Ấn Độ
Trong ngôi Chánh Điện trang nghiêm tôn thờ ở chính diện ngôi tượng Đức Phật Tổ Thích Ca trong dáng vẻ uy nghi, trầm mặc, đầy lòng từ bi. Phía dưới tượng Phật là di ảnh của Ngài Cố Hòa Thượng trụ trì. Dọc theo hai bên Chánh điện là các trang ảnh ghi chép lại cuộc đời của Đức Phật.
Ở phía bên ngoài ngôi Phật điện, nhà chúa có kiến tạo các Phật cảnh như Bồ Tát đản sanh, Bồ tát thành đạo, Đức Phật Chuyển Pháp Luân, Đức Phật nhập Niết Bàn, mô tả lại bổn thánh tích thiêng liêng hay là bốn chỗ động tâm bên xứ Ấn Độ
Dịch vụ cho thuê xe 16 chỗ đi Chùa Linh Thứu Cổ Tự
Dịch vụ cho thuê xe 16 chỗ từ Sài Gòn đi tham quan Chùa Linh Thứu Cổ Tự, thường được gọi là chùa Sắc tứ, tọa lạc gần chợ Xoài Hột, ấp Chợ, xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được dựng vào khoảng thế kỷ XVIII. Năm 1811, Vua Gia Long đổi tên chùa là Long Tuyền. Đến năm 1841, Vua Thiệu Trị đổi tên Linh Thứu. Chùa được trùng tu nhiều lần dưới thời Thiền sư Nguyệt Hiện (giữa thế kỷ XVIII), Hòa thượng Chánh Hậu (cuối thế kỷ XIX) và các Ni trưởng Như Nghĩa, Thông Huệ và Như Chơn (từ năm 1945 đến nay). Điện Phật được bày trí trang nghiêm. Chùa còn bảo tồn nhiều pho tượng cổ, đại hồng chung (năm 1745), các bao lam chạm trổ công phu và nhiều câu đối có ý nghĩa Phật pháp.
15h30:Quý khách khởi hành về lại TP.HCM quý khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh đồng lúa mạ non đang xanh trên những cánh đồng dọc theo đường Cao Tốc TPHCM hay Quốc Lộ 1A– Tiền Giang.
17h00:Quý khách về đến TP.HCM kết thúc chương trình và chia tay hẹn gặp lại Quý khách
15h30:Quý khách khởi hành về lại TP.HCM quý khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh đồng lúa mạ non đang xanh trên những cánh đồng dọc theo đường Cao Tốc TPHCM hay Quốc Lộ 1A– Tiền Giang.
17h00:Quý khách về đến TP.HCM kết thúc chương trình và chia tay hẹn gặp lại Quý khách
Cho thuê xe 16 chỗ đi tham quan du lịch Chùa Vĩnh Tràng - Mỹ Tho - Tiền Giang
Dịch vụ cho thuê xe uy tín, Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa cổ ở miền Tây Nam bộ. Chùa nằm về hướng Đông Bắc của thành phố Mỹ Tho, ven tỉnh lộ 22.
Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa cổ ở miền Tây Nam bộ. Chùa nằm về hướng Đông Bắc của thành phố Mỹ Tho, ven tỉnh lộ 22, được tọa lạc trên một mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 ha, đường Nguyễn Trung Trực, thuộc địa phận ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Điện thoại liên lạc: 0733873427 – 0733876341.
Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông, là ngôi tổ đình của dòng Lâm Tế - Trí Huệ với số lượng Tăng chúng tu học hiện nay là chín vị dưới sự hướng dẫn của thượng tọa Thích Huệ Minh trưởng ban Trị sự tỉnh Tiền Giang và cũng là người đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Quản trị chùa.
Chùa được Nhà nước công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia từ ngày 06 tháng 12 năm 1989. Hiện là nơi đặt văn phòng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo và chùa đã trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách khi đến tham quan thành phố Mỹ Tho.
1.2. Lịch sử hình thành và xây dựng | cho thuê xe 16 cho
Ban đầu chùa Vĩnh Trường mới chỉ là một cái am nhỏ, mái lá vách đất, quang cảnh hoang vu, do ông bà Huyện Bùi Công Đạt làm quan dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840) tạo dựng. Sau khi hưu trí, ông bà về đây cất am để tu hành nên nhân dân trong vùng quen gọi là chùa ông Huyện. Sau đó, ông bà mời Đại sư Huệ Đăng về trụ trì chùa và dạy chữ nghĩa cho con. Năm 1849, hòa thượng Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì và khởi tạo xây chùa, ngoài việc lo kinh kệ, ngài Huệ Đăng còn gánh đất đắp nền cùng với nhiều đạo hữu đến giúp. Ông đặt tên là chùa Vĩnh Trường với ngụ ý ước cho chùa được:
Qua thời gian người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa “Vĩnh Tràng”. Nhà thơ Xuân Thủy sau một lần đến thăm đã tặng chùa bốn câu thơ sau:
"Đức Phật giàu tình thương
Nên chùa tên Vĩnh Tràng
Nhà sư vốn yêu nước
Lòng như dòng Tiền Giang".
1.3. Các đời truyền thừa | cho thuê xe 16 chỗ
Ngài Huệ Đăng được xem là vị tổ khai sơn ngôi chùa này. Năm 1864, ngài mất trong lúc công việc chưa hoàn tất, vì ngài không có đệ tử kế truyền nên bổn đạo thỉnh ông Minh Đề làm trụ trì.
Năm 1878, hòa thượng Minh Đề tịch hòa thượng Quản Ân thay thế được một thời gian rồi đi du học ở Thái Lan. Bổn đạo thỉnh sư Minh Truyện về chủ trì được một thời gian rồi cũng chuyển đi nơi khác. Vì chùa không có người chủ trì nên phật tử trong bổn đạo họp nhau lại bàn bạc và nhất trí đến hội ý hòa thượng Tổ Từ Trung, hoà thượng Trung (chùa Bửu Lâm, Mỹ Tho) đến thỉnh hòa thượng Trà Chánh Hậu (hiệu là Quảng Ân) về trụ trì, tiếp tục công việc của hòa thượng Huệ Đăng.
Từ năm 1907 đến năm 1911, hòa thượng Trà Chánh Hậu đã khuyến giáo tín đồ góp công của đại tùng tu lại ngôi chùa, ông mời điêu khắc gia Tài Công Nguyên đảm nhận phần trang trí và tạc các tượng thờ trong chùa. Tầng một của ngôi chùa được xây dựng với sự pha hòa cả nét kiến trúc Đông Tây đã tạo cho ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất so với các ngôi chùa khác của Việt Nam.
Hòa thượng Lê Ngọc Xuyên, pháp danh Tục Thông, tự Tâm Liễu, pháp hiệu An Lạc là đệ tử kế thế của hòa thượng Quảng Ân lên thay. Đến năm 1930, ông lo chỉnh trang nóc chùa và mặt dựng bốn phía chùa. Cuối 1930, chùa được hoàn tất thêm ba gian và tầng hai của gian chánh điện. Năm 1933, ông cho xây hai cổng Tam quan và xây rào xung quanh. Ngày 22-6-1939 hòa thượng qua đời, thọ 67 tuổi.
Thượng tọa Thích Trí Long là đệ tử được hòa thượng Lê Ngọc Xuyên di chúc làm trụ trì nhưng vì Thích Trí Long mới 19 tuổi nên thầy yết ma Tục Chơn tự Tâm Giác, là anh ruột của hòa thượng Tục Thông thay quyền trụ trì và làm vị sư bảo hộ. Ngày 25-3-1954 thầy Yết ma Tục Chơn mất (thọ 94 tuổi).
Hoà thượng Trí Long, đời 41, trụ trì chùa từ năm 1955 đến năm 1987 thì viên tịch. Do không có người thừa kế nên nhà nước giao cho Tỉnh hội Phật giáo quản lý và đặt văn phòng làm việc của Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Tiền Giang. Từ năm 1987, Tỉnh hội bầu Ban trụ trì theo nhiệm kỳ. Các vị trụ trì qua các nhiệm kỳ là: hoà thượng Thích Bửu Thông, thượng tọa Thích Hoằng Từ, hoà thượng Thích Hoằng Thông, hoà thượng Thích Nhựt Long và hiện nay là thượng tọa Thích Huệ Minh.
1.4. Kiến trúc | cho thue xe 16 cho
Chùa Vĩnh Tràng được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, là một chùa lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á - Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam. Chùa được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm bốn gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng 20 m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1m, xung quanh xây tường vững chắc.
Trước chùa có hai cổng tam quan kiểu võ khá quy mô, tráng lệ, xây theo kiểu cổ lầu, do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện vào năm 1933, với sự tài trợ về kinh phí của hai ông Huỳnh Trí Phú và Lý Văn Quang. Nét độc đáo của cổng tam quan này thể hiện ở nghệ thuật ghép mảnh sành sứ có giá trị (sứ Trung Hoa, Việt Nam) minh họa lịch sử nhà Phật, in hình long, lân, quy, phượng, canh, mục, ngư, tiều, mấy câu đối cũng cẩn bằng miếng chai nổi mầu sắc óng ánh trông rất đẹp. Trong cổ lầu đặt tượng chân dung hoà thượng Chánh Hậu và hoà thượng Minh Đàng do nhà điêu khắc Nguyễn Phi Hoanh thực hiện. Tháng 10 năm 2005 (tức tháng 9 năm Ất Dậu DL.2549) Ban trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang quyết định thay đổi hai bức tượng này và đưa vào nhà Tổ, thay vào hai pho tượng Phật. Tượng Phật Di Đà thay thế tượng Hòa thượng Chánh Hậu, tượng Phật Thích Ca thay thế tượng Hòa thượng Minh Đàn. Trên cổng phía đông có bức hoành phi được điêu khắc tinh xảo với bốn chữ “Tịnh độ huyền môn” và hai câu đối ghi nhớ công lao ngài Chánh Hậu: “Chánh đạo vĩnh khai truyền thế thế hòa quang triêm pháp vũ. Hậu ân trường phổ độ niên niên thượng ngưỡng nhuận từ phong.”. Người viết tạm dịch là: Chánh đạo vĩnh cữu khai truyền đời đời ngời sáng ngấm mưa pháp. Ân dày trường tồn phổ độ năm năm ngữa mặt thắm gió từ. Cổng phía tây cũng có bức hoành phi được cẩn sành sứ với bốn chữ “Phương tiện pháp môn” và hai câu đối: “An tâm hòa bỉnh công tâm tự tổ thiệu tông tăng vĩnh hữu. Lạc đạo thượng hành chơn đạo độ sanh tế chúng ích trường lưu.”Trên cổ lầu còn nhiều câu đối khác cũng được trạm trổ công phu. Cổng giữa của tam quan làm bằng sắt theo kiểu Pháp tạo nên một kiến trúc đa màu sắc và nhiều góc cạnh. Khác với các ngôi chùa khác ở Việt Nam cổng tam quan giữa thường lớn và đồ sộ hơn hai cổng bên nhưng cổng này rất nhỏ và chỉ mở vào những dịp lễ lớn của chùa và giáo hội nên ít được chú ý đến.
Qua thời gian, hai cổng chùa nặng hàng chục tấn đã bị lún và nghiêng về phía bên trong hơn 150, có nguy cơ ngã đổ. Năm 2004, Ban trị sự chùa Vĩnh Tràng đã mời “thần đèn” Nguyễn Thành Lũy ở huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đến "cứu" cổng chùa. Công trình gia cố cổng khởi công ngày 11-03-2004 và hoàn thành vào cuối năm 2004.
Điều làm cho tôi ngạc nhiên nhất khi đến đây là kiến trúc của ngôi chùa này. Nó không giống như những ngôi chùa Việt Nam với mái uốn cong với những trạm khắc long phụng như ta thường gặp mà mang một nét rất riêng biệt. Mới nhìn từ xa tôi cứ ngỡ đây là một cái đền giống Ăng-co-vát của Cam-pu-chia, nhưng trông nó cũng giống một ngôi nhà cổ của Pháp hoặc một lâu dài của Ý nào đó. Theo lời truyền tụng của người dân đại phương thì hòa thượng Minh Đàng và ông Huỳnh Trí Phú đã đến đất nước Chùa Tháp nên đã tiếp thu được nét độc đáo ở nơi đây mà thiết kế xây dựng chùa Vĩnh Tràng. Chính vì vậy mà mặt tiền chùa Vĩnh Tràng lại mang một kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây. Ở đây có những hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt của Pháp, gạch men của Nhật Bản... chữ Hán viết theo lối chữ triện cổ kính, còn chữ quốc ngữ lại viết theo lối chữ Gô-tích.
Phía sau chánh điện là nhà tổ được nối với hàng lang đông và tây liền nhau theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được phong cách của Việt Nam. Giữa không gian trống của phía sau chánh điện và nhà tổ còn có một hòn non bộ phác họa cảnh nứi non chùa tháp, thiên nhiên hữu tình mang đậm bản sắc Việt Nam. Điều này chứng tỏ ông cha xưa của ta thích sống gần gũi với thiên nhiên nên đã được thiên nhiên vào tận nhà. Từ phía trước nhà tổ nhìn về phía sau chánh điện ta sẽ thấy một lối kiến trúc mang đậm nét Rôma châu Âu với những cột uy nghi với những vòm cong và hoa văn của Pháp đầy màu sắc sặc sở với chất liệu bằng bê tông nhưng vẫn nhẹ nhàng uyển chuyển tạo nên một kiến trúc đa dạng.
Nhà hậu tổ là nơi thờ chư vị tiền bối và cũng là nơi trai đường, phòng tiếp khách và nhà Tăng chúng ở hai bên. Có kiến trúc cổ Việt Nam với cột kèo bằng gỗ và mái ngói. Nơi đây có nhiều bàn thờ Phật, Tổ, hương cốt. Trên nhà Tăng có treo thanh quy và những lời giáo huấn của các đại sư.
Mặt sau nhà hậu tổ và mặt trước của nhà tịnh trù lại có kiến trúc mái ngói bằng gạch của những ngôi nhà cổ Việt Nam nhưng với vòm cong mang đậm nét kiến trúc của Pháp. Đây là nét độc đáo làm cho ngôi chùa dù mang kiến trúc kết hợp Đông Tây nhưng vẫn rất Việt Nam. Sau cổng tam quan là một khoảng sân rộng trồng
hoa kiểng, ao sen, hồ nước nhỏ. Giữa sân có tượng Phật Thích Ca tham thiền dưới cội bồ đề được xây dựng vào năm 1995, lúc đầu tượng màu trắng nhưng đến năm 2009 thì được đắp lại màu vàng. Nhà che của Phật bên dưới cây bồ đề được xây dựng vào năm 2009 với chất liệu bê tông. Phía bên phải công phía tây còn có tượng đài Bồ tát Quan Thế Âm lộ thiên. Đi thẳng vào còn có quầy hàng lưu niệm. Ở đây có các mặt hàng làm từ chất liệu dừa mang đậm phong cách của miền Tây Nam bộ. Trong khuôn viên phía trái ngôi chánh điện còn có hai vườn tháp với nhiều ngôi tháp cổ của các vị hoà thượng tiền bối.
Kế tiếp là hòn non bộ trước vườn tháp tạo nên một không cảnh hài hòa giữa thiên nhân và nhân tạo. Phía sau bên phải chánh điện có phòng phát hành kinh sách với nhiều kinh sách và vật phẩm của Phật giáo rất đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung . Cách nhau một hồ nước nhỏ là giảng đường Huệ Đăng bên phải chánh điện là giảng đường Chánh Hậu dùng để thuyết giảng pháp khi an cư kiết hạ và tổ chức đại giới đàn của tỉnh hội.
1.5. Cách bài trí các điện thờ trong chánh điện | cho thuê xe 16 chỗ
Chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ, hơn 60 tượng phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh và được tạo vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Chánh điện được bài trí trang nghiêm, với vẻ trầm mặc quyện tỏa khói hương tạo nên sự thiêng liêng mầu nhiệm. Trên bàn thờ có nhiều pho tượng như Phật Trung Tôn được làm bằng gỗ mít (có người cho rằng đó là tượng Đức Phật Thích Ca nhưng trên hòa quang lại có ghi dòng chữ Nam mô A Di Đà Phật) được ngự giữa chánh điện, đây là tượng Phật chính của ngôi chùa, hai bên Phật Trung Tôn còn có tượng hai vị Hộ Pháp như để bảo vệ chánh pháp. Lớp dưới có bộ tượng Di Đà Tam tôn (Đức Phật A Di Đà cao 98cm, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí cao 93cm ), đây là bộ tượng cổ nhất ở chùa được đức bằng đồng vào giữa thế kỷ XIX. Tiếc rằng tượng Quan Âm đã bị thất lạc từ lâu. Sau này, hoà thượng Chánh Hậu phải thuê thợ làm tượng khác bằng gỗ thế vào cho đủ bộ. Lớp dưới có tượng Phật đản sanh, tượng Di Lặc và tượng Thất Phật Dược Sư được tôn trí ở án giữa.
Bên trái án giữa điện Phật còn có tượng chân dung hoà thượng Chánh Hậu và bên phải là tượng chân dung của hoà thượng Minh Đàng như đang đứng chầu Phật. Phía bên trái điện Phật là án thờ ngài Tiêu Diện cầm cờ đối xứng với ngài Tiêu Diện là án thờ Hộ Pháp tay phải chống chày kim cang.
Điều đáng chú ý nhất nhất là bộ tượng Thập Bát La Hán với sự bày trí như sau: chín vị La Hán bên trái đối xứng với chín vị La Hán bên phải được chia thành sáu án thờ, mỗi bên ba án: án thứ nhất có hai vị, án thứ hai có ba vị và án thứ tư có bốn vị được đặt hai bên điện Phật. Đây là những tác phẩm chạm khắc bằng gỗ độc đáo, mà một số nghệ nhân ở Nam bộ đã tạo vào năm 1907, mỗi tượng cao khoảng 0,8 m, bề ngang gối 0,58 m được, mỗi vị La Hán có bửu bối riêng của mình tượng trưng cho các giác quan mà giáo lý gọi là sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; ở ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Các tượng La Hán này được tạo hình cân đối, sinh động, cưỡi trên những con thú như: trâu, bò, ngựa, lạc đà, hà mã, tê giác…
Phía bên trái góc cuối chánh điện còn có một án thờ mẫu với hai người hầu, đây giống phong cách thờ của miền Bắc Việt Nam. Ở đây Thập Điện Minh Vương không bày trí hai bên tả hữu mỗi bên năm vị của chánh điện như các chùa thường gặp mà bố trí ba án khác nhau.
Phía trái chánh điện về phía sau kế bên trái án mẫu có một án thờ năm vị Minh Vương. Phía bên phải chánh điện về phía sau kế bên phải án thờ Ngọc Hoàng có án thờ ba vị Minh Vương. Tượng Ngọc Hoàng ơ đây cũng bằng đồng to bằng người thật, không có Nam Tào, Bắc Đẩu cầm sổ sinh tử đứng hầu hai bên như các chùa khác; thay vào chỗ đó là Ông Thiện và Ông Ác.
Án thờ hậu tổ sau điện Phật là án thờ Đạt Ma sư tổ, bồ tát Quán Thế Âm và hai vị Minh Vương, tượng nữa. Bên cạnh đó nổi bậc nhất là tượng Địa Tạng cưỡi đề thính, đây là pho tượng rất độc đáo cùng thời với bộ tượng La Hán và cũng được chạm khắc công phu.
Phía sau chánh điện có có án thờ ông Bùi Công Đạt cùng gia quyến.
Nhà tổ phía trước có năm bàn thờ: tính từ trái sang có bàn thờ Quan Âm, bàn thờ Thế Chí, chính giữa thờ Bồ tát Chuẩn Đề và Bồ tát Địa Tạng, tiếp đến là bàn thờ Bồ tát Quan Âm và bàn thờ Bồ Tát Quan Âm cùng đồng nam đồng nữ.
Phía trong nhà tổ là án thờ chư vị Hòa thượng tiền bối khai sơn tạo tự với nhiều bài vị. Trên là tượng của hòa thượng Huệ Đăng, bên trái là tượng của Hòa thượng Chánh Hậu và bên phải là tượng của ngài Minh Đàng. Phía bên trái án thờ chư vị hòa thượng khai sơn là án thờ Ưu Bà Di và bên phải là án thờ Ưu Bà Tắc.
Phía sau án thờ tổ là Bát Nhã đường thờ Giám Trai Bồ tát và một số vị Bồ tát khác. Bên trái Bát Nhã đường thờ cốt của người nữ và bên trái thờ cốt của người nam.
1.6. Biển, bảng, hoành phi, câu đối | cho thuê xe 16 chỗ
Bước vào từng gian nhà, ta sẽ thấy toát lên một màu vàng rực của tượng Phật, hoành phi, câu đối, bao lam được chạm khắc tinh xảo mang dáng vẻ rất cổ kính thời vua chúa Việt Nam. Đáng chú ý hơn cả là những đôi long trụ trong gian chính điện, đó là những cây cột tròn to, bằng gỗ quý được chạm khắc tinh xảo uốn lượn tạo nên vẻ sống động cho ngôi chùa.
Ngoài ra trong chùa hiện nay còn hơn 20 bức tranh sơn thủy rất giá trị. Những bức tranh này được cư sĩ Long Giang vẽ vào năm 1904, tuy ảnh hưởng tranh vẽ của Trung Hoa nhưng lại mang đậm nét dân gian Việt Nam với những hình ảnh "Mai, lan, cúc, trúc" tạo nên phong cảnh Việt Nam rất hữu tình. Cho đến bây giờ những tác phẩm đó được giữ nguyên vẹn dù qua biết bao nhiêu thay đổi của thời gian của lịch sử có thay thăng trầm đó là do sự kế thừa gìn giữ của chư Tăng và bổn đạo ở đây.
Điều đáng chú ý là những bức hoành phi, câu đối trong chùa được điêu khắc chữ nổi thếp vàng. Tiền đường có bột bức hoành phi chữ "Hoàng kim bửu điện" được khắc từ 1851 đến nay vẫn còn khá đẹp và hai cặp câu đối. Trong chánh điện có bốn bức hoành phi, một bức được chạm khắc bằng gỗ với ba chữ “Vĩnh Trường tự”, được đặt ở giữa chánh điện; một bức được chạm khắc bằng sơn mài cẩn xà cừ ghi: “Đại hùng bữu điện” hai bức còn lại được chạm khắc bằng gỗ ghi: “Pháp luân thường chuyển”, “Thường đạo hà xương” và bốn cặp câu đối. Trên điện Phật có một bộ bao lam trạm trổ công phu và có ghi “Vô lượng thọ” ở phía bên trái và “Vô lượng quang” phía bên phải. Sau chánh điện cũng có một bức hoành phi ghi “Vĩnh Trường tự” một bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia do bộ văn hóa cấp và ba cặp câu đối. Hành lang phía tây sau chánh điện nối liền nhà tổ cũng có hai cặp câu đối và hành lang phía đông cũng có hai cặp câu đối.
Nhà tổ mặt trước có năm biển ghi nhận công đức của thiện nam tín nữ góp của xây dựng chùa được ghi bằng bằng chữ Hán với chất liệu gỗ sơn son và còn tôn trí mười cặp câu đối theo ba hàng: hành thứ nhất có bốn cặp, hàng thứ hai có bốn cặp và hàng thứ ba có hai cặp. Nhà tổ phía sau có bức hoành phi ghi “Bát Nhã đường”, một cặp câu đối và những hoa văn chạm khắc rồng quanh cột rất sắc xảo. Trong khuôn viên chùa còn có nhiều cây cảnh, hồ nước và hòn non bộ tô điểm thêm cảnh đẹp nơi đây và tạo nên một phong cảnh trầm mặc yên tỉnh làm cho du khách có cảm giác thư thái, nhẹ nhàng mỗi khi đến đây chiếm bái.
1.7. Tháp mộ của các vị trụ trì và chư Tăng Ni đã qua đời
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử những ngôi tháp cổ ở đây cũng in đậm dấu thời gian tạo nên vẻ trầm mặc. Phải nói rằng vườn tháp của chùa Vĩnh Tràng cũng khá đẹp với nét cổ kính của nó. Trong chùa có hai vườn tháp với những kiến trúc mộ tháp riêng biệt nhưng vẫn hài hòa với không gian của chùa.
Vườn tháp phía bên phải trước chánh điện trước có ba ngôi tháp. Tháp cao nhất của Hòa thượng Huệ Đăng, kế bên là tháp của Hòa thượng Pháp Tràng và kế tiếp nữa là tháp của Hòa thượng Trí Thanh. Mỗi tháp mang một dáng vẻ và lối kiến trúc khác nhau những vẫn tạo nên sự hài hòa khi đứng cạnh nhau đó cũng là nét riêng của đệ tử Phật dù có khác biệt đi nữa vẫn đồng một thể là con nhà Phật. Vườn tháp phía trái cuối hàng rào chùa là một vườn tháp rất đẹp mang đậm nét cổ kính. Phía trước ngôi mộ của ông bà Huyện Bùi Công Đạt là người đã tạo lập am tu hành ở đây là tháp của Hòa thượng Minh Đàng. Ngôi tháp của Hòa thượng Chánh Hậu, bằng đá trắng được xây dựng gần giảng đường Huệ Đăng. Bên cạnh những ngôi tháp nhỏ của gia quyến ông Bùi Công Đạt và con cháu của Hòa thượng Huệ Đăng còn có một số tháp của chư Tăng và ngôi tháp của một vị Tỳ kheo Ni. Nhìn chung vườn tháp ở đây có một vẻ đẹp trầm mặc tạo nên một không gian thiêng liêng nơi chốn giá làm này.
1.8. Các tự khí, pháp khí trong chùa
Hiện vật còn lại trong chùa này phải kể đến là Đại Hồng Chung mang tên Pháp Bảo Chuông cao 120cm, nặng khoảng 150 kg được đúc giữa tháng 5 năm 1854, dưới thời vua Tự Đức, trên đó khắc chữ "Vĩnh Trường Tự". Hiện nay Pháp Bảo Chuông không sử dụng được, bị hỏng do nằm lâu dưới nước sau thời gian thất lạc. Rất tiếc người viết chưa tận mắt nhìn thấy đại hồng chung và chưa chụp lại hình ảnh.
Đại hồng chung mới của chùa đúc vào năm 1992, được đúc tại Huế chuyển vào đầy, cao 1m2, năng 500 kg, được đặt ở hậu đường phía bên phải sau chánh điện. Phía bên trái đối xứng với đại hồng chung là đại cổ pháp có khắc bốn chữ: “Vĩnh Trường pháp cổ” được tạo tác vào tháng ba năm Giáp Tuất với màu son đỏ khá đẹp.
Điểm nổi bật ở ngôi chùa này còn lưu giữ nhiều bao lam với những chạm trổ rất tinh xảo. Có bảy bộ bao lam chính cùng nhiều bao lam phụ nhưng đặc sắc nhất là bộ bao lam bát tiên cưỡi thú được chạm trổ tinh xảo. Mỗi vị có một tư thế và cưỡi trên một con thú và cầm bữu bối khác nhau. Bên trái có bốn vị: tiểu đồng đứng trên lưng rùa với tay quẩy chiếc giỏ tre; một tiên sinh cưỡi ngựa với tay cầm ống bút, một thư sinh cưỡi hổ thổi sáo, một ông lão cưỡi đề thính vuốt râu. Bên phải có bốn vị: một vị trung niên cưỡi trâu tay cầm bình hồ lô, tiên nữ cưỡi hạc cầm hoa sen, một tiên sinh cưỡi lộc với tay vuốt râu và một ông lão kỳ lân với phất trần trên tay. Trên bao lam bát tiên còn có thần mặt trời cưỡi rồng và thần mặt trăng cưỡi phụng được chạm trổ rất công phu, do các nghệ nhân tại địa phương thực hiện vào khoảng năm 1907-1908.
Bằng những vật liệu gỗ, những nhà kiến trúc, nhà điêu khắc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chạm khắc những hình tượng mang mầu sắc tôn giáo huyền ảo, thoáng đượm vẻ vương quyền, qua đó ta thấy được những công trình điêu khắc của người xưa - qua những hình tượng sống động ấy ta thấy rõ cuộc sống vui tươi và ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam - một dân tộc tự nhận mình là dòng dõi con rồng cháu tiên thể hiện qua chạm khắc hình tượng tứ linh.
1.9.Các ngày lễ chung của Phật giáo và lễ riêng của chùa
Lễ hội lớn nhất ở đây phải kể đến là lễ Phật Đản được tổ chứ hằng năm được tổ chức trong vòng một tuần từ ngày mồng 8 đến ngày 15 tháng 4 âm lịch. Lễ chính được diễn ra tại lễ đài Phật Di Lặc từ khi công viên này khánh thành và đưa vào hoạt động.
Ngày rằm tháng bảy hằng năm nơi đây tổ chức cúng trai đàn cầu siêu bạc độ cho các vong linh, những chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, tổ chức đại lễ dâng y có thỉnh chư Tăng Ni trong và ngoài tỉnh đến dự.
Vào những ngày rằm tháng giêng và tháng mười âm lịch bà con và Phật tử đến đây chiêm bái rất đông. Từ khi có công viên Vĩnh Tràng với tôn tượng Đức Phật A Di Đà lộ thiên cao nhất Việt Nam thì nơi đây là nơi diễn ra lễ hội vía Đức Phật A Di Đà vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hằng năm của chư Tăng Ni Phật tử và bà con nơi đây.
Bên cạnh đó chùa còn có những ngày giỗ kỵ lớn như ngày 18 tháng giêng âm lịch hằng năm là giỗ của Hòa thượng Huệ Đăng, người đã khia sơn ngôi chùa này. Ngày 17 tháng 3 âm lịch là giỗ của Hòa thượng Pháp Tràng. Ngày mồng 1 tháng 5 âm lịch là giỗ của ngài Trí Long. Ngày 21 tháng 6 âm lịch là ngày giỗ hòa thượng Minh Đàng. Ngày 30 tháng 7 âm lịch là ngày giỗ Hòa thượng Chánh Hậu.
Đây cũng là nơi tổ chức an cư kiết hạ cho chư Tăng của tỉnh hội Phật giáo Tiền Giang hằng năm cho hơn trăm vị. Chùa được giữ hai kỷ lục của Việt Nam là “Ngôi chùa đầu tiên ở Việt Nam có phong cách kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây”, thời điểm xác lập kỷ lục là ngày 31 tháng 5 năm 2007 do Tổng giám đốc Vietbooks Lê Trần Trường An ký và kỷ lục thứ hai là: “Tượng Phật A Di Đà lộ thiên cao nhất Việt Nam” thời điểm xác lập kỷ lục vào năm 2007.
1.10. Tượng Phật A Di Đà trong công viên Vĩnh Tràng | cho thuê xe 16 chỗ
Vào ngày 14.1.2008 (nhằm ngày 8 tháng 12 lễ thành đạo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni), ngôi chùa cổ Vĩnh Tràng nổi tiếng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã khánh thành tượng Phật Di Đà cao 18m và công viên chùa Vĩnh Tràng. Dự án được khởi công xây dựng vào 7/3/2007 (nhằm ngày 19 tháng giêng Đinh Hợi), hơn một năm mới hoàn thành một cách mỹ mãn do nhóm thợ và họa sĩ kiến trúc sư Thụy Lam thiết kế với sự khởi xướng của Thượng tọa Thích Huệ Minh.
Sau khi thành phố Mỹ Tho được nâng cấp lên đô thị loại hai, với vẻ mỹ quan của ngôi chùa cổ nổi tiếng hơn 150 năm không thể để cảnh nhếch nhác với các cảnh lùm cây che khuất và mồ mả trước chùa nên Thượng tọa Thích Huệ Minh đã đề xuất và đứng ra chịu trách nhiệm với Ban trị sự tỉnh tạo lập một công viên trước chùa và chọn tượng Đức Phật A Di Đà để tôn trí nơi đây. Vì Đức Phật A Di Đà tượng trưng cho cõi Cực Lạc an vui để làm vơi bớt sự mệt nhọc của người dân sau những ngày lao động cực khổ không có thời gian đến chùa. Việc tạo dựng công viên A Di Đà trước chùa đã đáp ứng một phần nào về tín ngưỡng tâm linh của người dân. Có người đi làm qua công viên từ xa thấy tượng Phật cũng xá lễ khi không có thời gian đi chùa, có người muốn nghỉ ngơi thư giản sau những ngày mệt nhọc cũng vào ngồi dưới ghế đá dưới chân Đức Phật để thầm cầu nguyện cho cuộc sống bình yên. Pho tượng Phật A Di Đà cao tính từ chân đến đỉnh cao 18m, bệ cao 7m, nặng 150 tấn với chất liệu là bê tông cốt thép nguyên khối. Dù chất liệu bằng bê tông nhưng với màu sơn trắng pho tượng vẫn giữ được vẻ uy nghiêm và từ ái của Đức Phật. Pho tượng này đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là tượng Phật A Di Đà lộ thiên cao nhất Việt Nam. Tượng Phật A Di Đà lộ thiên chùa chùa Vĩnh Tràng cao và bề thế hơn so với tượng Phật A Di Đà lộ thiên tại chùa Long Khánh (cao 17m và đứng trên bệ cao 5m) trên đường Trần Cao Vân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đặc biệt hơn nữa là tượng được đặt trong một công viên mà người dân ở đây hay gọi là “Công viên Phật”
Công viên của chùa Vĩnh Tràng có hình tam giác được xây dựng trên diện tích 5.000m2, với các hạng mục như hệ thống hòn non bộ, hệ thống chiếu sáng, cây cảnh, ghế đá …Công trình có tổng kinh phí hơn 4,1 tỷ đồng với sự ủng hộ của chư Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước cùng sự hộ trì của người dân địa phương đã tạo nên một cảnh quan tôn nghiêm nơi này.
1.11. Tôn trí tượng Phật Di Lặc trong khuôn viên chùa Vĩnh Tràng
Vào ngày 22 tháng giêng năm 2010, chùa Vĩnh Tràng đã long trọng làm lễ khánh thành pho tượng Đức Phật Di Lặc với sự tham dự của chư tôn đức Tăng Ni, các cấp chính quyền, Phật tử và bà con gần xa. Tượng cao 20m, có chiều dài 27m, chiều rộng 18m, tổng trọng lượng nặng 250 tấn, được tạo hình ở tư thế an tọa rất gần gũi cuộc sống với nụ cười an nhiên và chiếc bụng to đặc trưng của ngài Di Lặc. Tượng được đặt trên một công trình giữa công viên trong tổng diện tích 5.000m2, được thi công trong khoảng thời gian 12 tháng bằng chất liệu bê tông cốt thép do nhà điêu khắc Thụy Lam thiết kế và được sự tham khảo, hướng dẫn của thượng tọa Thích Huệ Minh.
Công trình phía dưới tượng là khoảng rổng được bố trí một tầng triệt và một tầng lầu. Tầng triệt gồm phòng họp của Thường trực Ban trị sự tỉnh Tiền Giang, 4 phòng nghĩ tiện nghi dành cho khách Tăng từ xa đến chùa. Tầng lầu gồm: Bố tát đường cũng là chánh điện, là nơi dành cho chư Tăng của tỉnh Bố tát tụng giới vào những ngày 14 và 30 mỗi tháng. Phía trước công trình của tượng Phật Di Lặc là một quảng trường rộng với lễ đài là nơi diễn ra những buổi lễ lớn của Phật giáo cũng như của Ban trị sự Phật giáo tỉnh. Ngoài ra công trình còn những hạng mục hàng rào quanh công viên, hệ thống hồ nước phun, hệ thống thoát nước, con đường mới dẫn vào tôn tượng đức Di Lặc, hệ thống điện và đèn chiếu sáng… tổng chi phí trên 8 tỷ đồng với sự ủng hộ tịnh tài của chư tôn đức Tăng Ni, sự cúng dường của Phật tử cùng một số ân nhân cho Ban quản trị mượn dài hạn công trình mới được hoàn mãn. Đây là công trình của Giáo hội Phật giáo tỉnh Tiền Giang lập thành tích chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Việc khánh thành tượng Phật Di Lặc đã đáp ứng nhu cầu tâm linh tín ngưỡng của Tăng Ni, Phật tử và bà con trong vùng đồng thời tạo nên cảnh quan tôn nghiêm góp phần tạo nên điểm du lịch hấp dẫn cuốn hút du khách trong và ngoài nước.
2. HOẠT ĐỘNG CỦA CHÙA VĨNH TRÀNG
2.1. Tu học
Như trên đã nói chùa theo hệ phái Bắc tông nên giờ tu học giống như các chùa Bắc tông khác. Ở đây cũng trì tụng Lăng Nghiêm vào buổi khuya, cúng ngọ, quả đường, công phu chiều cúng thí thực và Tịnh độ vào buổi tối. Buổi mỗi tối Phật tử đến tụng khá đông. Tăng chúng có nhiều vị học Trung cấp Phật học Tiền Giang, có vị đang là Tăng sinh học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Một số vị ở chùa làm công tác Phật sự và cho giáo hội.
2.2. Văn hóa, giáo dục
Phòng phát hành kinh sách cua chùa có nhiều kinh sách và văn hóa phẩm của Phật giáo như băng giảng, kinh nhạc, áo tràng, chuổi hạt, pháp khí… nhằm đáp ứng nhu cầu tu học cho Tăng Ni và Phật tử trong thành phố và các vùng lân cận. Vì nơi điểm tham quan du lịch của du khách trong nước và nước ngoài nên phòng phát hành kinh sách Phật giáo có rất nhiều sản phẩm phong phú.
2.3. Hoằng pháp
Nơi đây là điểm an cư kiết hạ cho hơn trăm chư Tăng thuộc tỉnh hội Phật giáo Tiền Giang nên mỗi mùa an cư tỉnh hội có thỉnh nhiều vị giảng sư nổi tiếng trong tỉnh và trong nước về đây thuyết giảng cho chư Tăng và Phật tử. Nơi đây còn là nơi đặt văn phòng của Ban trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang nên mỗi ngày phải giải quyết rất nhiều Phật sự của tỉnh nhà. Bố tát đường dưới tôn tượng Bồ tát Di Lạc là nơi chư Tăng của tỉnh về đây để Bố tát trong hai ngày 14 tháng 30 hàng tháng. Hai giảng đường Huệ Đăng và Chánh Hậu là nơi tổ chức đại giới đàn của tỉnh hội dành cho chư Tăng trong và ngoài tỉnh.
2.4. Kinh tế
Vấn đề thu nhập của chùa dựa vào phần công đức của thập phương đến viếng chùa là chính. Bên cạnh đó còn có một số Phật tử là đệ tử của chùa có tín tâm đến lễ bái cúng dường. Phòng phát hành kinh sách cũng tạo nên thu nhập để lo hương khói trong chùa
vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh của mọi người. Bên cạnh đó quầy hàng lưu niệm cũng có tạo một phần thu nhập của chùa qua nhiều sản phẩm mang đậm bản sắc của miền quê Nam bộ giúp cho du khách vừa tham quan vừa có một món quà lưu niệm khi đến chốn này. Thật là tiếc nếu như trong các chương trình tham quan của miền Tây mà lại không ghé thăm chùa Vĩnh Tràng đó là một sự thiếu xót lớn. Đây là một nơi không thể thiếu trong chương trình du lịch về miền Tây sông nước.
2.5. Tiếp khách du lịch, khách hành hương
Giới thiệu về chùa có thầy Thích Đức Nhiên là tri khách của chùa tiếp đón khách và sẳn sàng trả lời những câu hỏi về lịch sử của chùa. Còn có một bản giới thiệu vắn tắt về lịch sử chùa để du khách tiện việc tham quan tìm hiểu. Sự tiếp đón cũng như phục vụ ở đây tốt, có quầy lưu niệm có bãi đậu xe trước chùa sau công viên Vĩnh Tràng. Trước chùa có Bồ Đề quán phục vụ các món chay cho khách thập hành hương.
Mỗi khi có đoàn tham quan nào đến chùa, nếu có báo trước thì Thượng tọa trụ trì đích thân hướng dẫn tham quan và thuyết minh về lịch sử hình thành chùa hoặc cử người trong chúng để hướng dẫn cho du khách.
Vấn đề an toàn của du khách được nâng cao hàng đầu vì có bảo vệ luôn luôn túc trực. Về hệ thống vệ sinh tương đối tốt, không có rác thải bừa bộn như những ngôi chùa du lịch khác.
Hệ thống cây xanh ở đây nhiều và mát mẻ bên cạnh những hòn non bộ và những hồ nước nhỏ tạo nên sự dễ chịu cho du khách sau khi lễ Phật và tham quan xong có thể ngồi trên những ghế đá đặt trong khuôn viên của chùa và công viên Vĩnh Tràng để nghỉ ngơi sau những ngày mệt mỏi với công việc mưu sinh.
3. ĐỀ XUẤT
Chùa là một điểm du lịch hành hương, điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng với kiến trúc độc đáo nên cần có một website để giới thiệu về chùa và những hoạt động của chùa để mọi người được tìm hiểu và cần có email để tiện việc liên hệ. Cần tập huấn giáo dục cho những Tăng Ni và Phật tử tại chùa nắm rõ về lịch sử của chùa cũng như ý nghĩa của từng pho tượng và các chi tiết về hoa văn điêu khắc để giới thiệu đến khách du lịch hành hương mỗi khi đến chùa.
Đây là điểm đến của rất nhiều đoàn khách nước ngoài nên cần có những Tăng Ni và Phật tử ở chùa biết tiếng Anh để giới thiệu với khách làm cho họ hiểu hơn về nét độc đáo của ngôi chùa.
Chùa cần có một tờ gấp thiết kế đẹp nói về lịch sử của chùa bằng song ngữ Việt – Anh để du khách trong nước và nước ngoài có thể tham khảo. Bên cạnh đó cần có thêm một bộ bưu ảnh của chùa để quảng bá với du khách thập phương.
Với kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây, chùa Vĩnh Tràng đã tạo nên một ấn tượng khó phai trong lòng du khách. Không những độc đáo về kiến trúc mà còn tinh tế trong phong cách. Nơi đây còn lưu giữ những bộ tượng cổ đặc sắc do những nghệ nhân miền Nam tạo tác bên cạnh đó còn có rất nhiều bao lam được chạm trổ công phu mang đậm bản sắc Việt. Cùng với những công trình của các bậc tiền bối để lại bên cạnh những công trình hiện đại của chùa đã tạo nên một kiến trúc đa dạng, phong phú.
Với sự có mặt của ngôi chùa nơi đây đã đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân cũng như với cảnh trí tôn nghiêm này đã tạo điều kiện cho người dân có nơi nghỉ ngơi thư giản sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80km, Vĩnh Tràng được xem là ngôi chùa cổ danh tiếng và là một công trình kiến trúc đặc sắc của tỉnh Tiền Giang. Chùa đã trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của những du khách trong nước cũng như nước ngoài khi có dịp đến tham quan thành phố Mỹ Tho. Hơn thế nữa Vĩnh Tràng còn là nơi nghiên cứu tìm hiểu của nhiều người khi đến tham quan ngôi chùa ấn tượng này.nh vườn cây ăn trái rộng gần 2 ha, đường Nguyễn Trung Trực
Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa cổ ở miền Tây Nam bộ. Chùa nằm về hướng Đông Bắc của thành phố Mỹ Tho, ven tỉnh lộ 22, được tọa lạc trên một mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 ha, đường Nguyễn Trung Trực, thuộc địa phận ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Điện thoại liên lạc: 0733873427 – 0733876341.
Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông, là ngôi tổ đình của dòng Lâm Tế - Trí Huệ với số lượng Tăng chúng tu học hiện nay là chín vị dưới sự hướng dẫn của thượng tọa Thích Huệ Minh trưởng ban Trị sự tỉnh Tiền Giang và cũng là người đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Quản trị chùa.
Chùa được Nhà nước công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia từ ngày 06 tháng 12 năm 1989. Hiện là nơi đặt văn phòng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo và chùa đã trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách khi đến tham quan thành phố Mỹ Tho.
1.2. Lịch sử hình thành và xây dựng | cho thuê xe 16 cho
Ban đầu chùa Vĩnh Trường mới chỉ là một cái am nhỏ, mái lá vách đất, quang cảnh hoang vu, do ông bà Huyện Bùi Công Đạt làm quan dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840) tạo dựng. Sau khi hưu trí, ông bà về đây cất am để tu hành nên nhân dân trong vùng quen gọi là chùa ông Huyện. Sau đó, ông bà mời Đại sư Huệ Đăng về trụ trì chùa và dạy chữ nghĩa cho con. Năm 1849, hòa thượng Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì và khởi tạo xây chùa, ngoài việc lo kinh kệ, ngài Huệ Đăng còn gánh đất đắp nền cùng với nhiều đạo hữu đến giúp. Ông đặt tên là chùa Vĩnh Trường với ngụ ý ước cho chùa được:
"Vĩnh cửu đối sơn hà,
trường tồn tề thiên địa".
Qua thời gian người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa “Vĩnh Tràng”. Nhà thơ Xuân Thủy sau một lần đến thăm đã tặng chùa bốn câu thơ sau:
"Đức Phật giàu tình thương
Nên chùa tên Vĩnh Tràng
Nhà sư vốn yêu nước
Lòng như dòng Tiền Giang".
1.3. Các đời truyền thừa | cho thuê xe 16 chỗ
Ngài Huệ Đăng được xem là vị tổ khai sơn ngôi chùa này. Năm 1864, ngài mất trong lúc công việc chưa hoàn tất, vì ngài không có đệ tử kế truyền nên bổn đạo thỉnh ông Minh Đề làm trụ trì.
Năm 1878, hòa thượng Minh Đề tịch hòa thượng Quản Ân thay thế được một thời gian rồi đi du học ở Thái Lan. Bổn đạo thỉnh sư Minh Truyện về chủ trì được một thời gian rồi cũng chuyển đi nơi khác. Vì chùa không có người chủ trì nên phật tử trong bổn đạo họp nhau lại bàn bạc và nhất trí đến hội ý hòa thượng Tổ Từ Trung, hoà thượng Trung (chùa Bửu Lâm, Mỹ Tho) đến thỉnh hòa thượng Trà Chánh Hậu (hiệu là Quảng Ân) về trụ trì, tiếp tục công việc của hòa thượng Huệ Đăng.
Từ năm 1907 đến năm 1911, hòa thượng Trà Chánh Hậu đã khuyến giáo tín đồ góp công của đại tùng tu lại ngôi chùa, ông mời điêu khắc gia Tài Công Nguyên đảm nhận phần trang trí và tạc các tượng thờ trong chùa. Tầng một của ngôi chùa được xây dựng với sự pha hòa cả nét kiến trúc Đông Tây đã tạo cho ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất so với các ngôi chùa khác của Việt Nam.
Hòa thượng Lê Ngọc Xuyên, pháp danh Tục Thông, tự Tâm Liễu, pháp hiệu An Lạc là đệ tử kế thế của hòa thượng Quảng Ân lên thay. Đến năm 1930, ông lo chỉnh trang nóc chùa và mặt dựng bốn phía chùa. Cuối 1930, chùa được hoàn tất thêm ba gian và tầng hai của gian chánh điện. Năm 1933, ông cho xây hai cổng Tam quan và xây rào xung quanh. Ngày 22-6-1939 hòa thượng qua đời, thọ 67 tuổi.
Thượng tọa Thích Trí Long là đệ tử được hòa thượng Lê Ngọc Xuyên di chúc làm trụ trì nhưng vì Thích Trí Long mới 19 tuổi nên thầy yết ma Tục Chơn tự Tâm Giác, là anh ruột của hòa thượng Tục Thông thay quyền trụ trì và làm vị sư bảo hộ. Ngày 25-3-1954 thầy Yết ma Tục Chơn mất (thọ 94 tuổi).
Hoà thượng Trí Long, đời 41, trụ trì chùa từ năm 1955 đến năm 1987 thì viên tịch. Do không có người thừa kế nên nhà nước giao cho Tỉnh hội Phật giáo quản lý và đặt văn phòng làm việc của Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Tiền Giang. Từ năm 1987, Tỉnh hội bầu Ban trụ trì theo nhiệm kỳ. Các vị trụ trì qua các nhiệm kỳ là: hoà thượng Thích Bửu Thông, thượng tọa Thích Hoằng Từ, hoà thượng Thích Hoằng Thông, hoà thượng Thích Nhựt Long và hiện nay là thượng tọa Thích Huệ Minh.
1.4. Kiến trúc | cho thue xe 16 cho
Chùa Vĩnh Tràng được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, là một chùa lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á - Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam. Chùa được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm bốn gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng 20 m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1m, xung quanh xây tường vững chắc.
Trước chùa có hai cổng tam quan kiểu võ khá quy mô, tráng lệ, xây theo kiểu cổ lầu, do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện vào năm 1933, với sự tài trợ về kinh phí của hai ông Huỳnh Trí Phú và Lý Văn Quang. Nét độc đáo của cổng tam quan này thể hiện ở nghệ thuật ghép mảnh sành sứ có giá trị (sứ Trung Hoa, Việt Nam) minh họa lịch sử nhà Phật, in hình long, lân, quy, phượng, canh, mục, ngư, tiều, mấy câu đối cũng cẩn bằng miếng chai nổi mầu sắc óng ánh trông rất đẹp. Trong cổ lầu đặt tượng chân dung hoà thượng Chánh Hậu và hoà thượng Minh Đàng do nhà điêu khắc Nguyễn Phi Hoanh thực hiện. Tháng 10 năm 2005 (tức tháng 9 năm Ất Dậu DL.2549) Ban trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang quyết định thay đổi hai bức tượng này và đưa vào nhà Tổ, thay vào hai pho tượng Phật. Tượng Phật Di Đà thay thế tượng Hòa thượng Chánh Hậu, tượng Phật Thích Ca thay thế tượng Hòa thượng Minh Đàn. Trên cổng phía đông có bức hoành phi được điêu khắc tinh xảo với bốn chữ “Tịnh độ huyền môn” và hai câu đối ghi nhớ công lao ngài Chánh Hậu: “Chánh đạo vĩnh khai truyền thế thế hòa quang triêm pháp vũ. Hậu ân trường phổ độ niên niên thượng ngưỡng nhuận từ phong.”. Người viết tạm dịch là: Chánh đạo vĩnh cữu khai truyền đời đời ngời sáng ngấm mưa pháp. Ân dày trường tồn phổ độ năm năm ngữa mặt thắm gió từ. Cổng phía tây cũng có bức hoành phi được cẩn sành sứ với bốn chữ “Phương tiện pháp môn” và hai câu đối: “An tâm hòa bỉnh công tâm tự tổ thiệu tông tăng vĩnh hữu. Lạc đạo thượng hành chơn đạo độ sanh tế chúng ích trường lưu.”Trên cổ lầu còn nhiều câu đối khác cũng được trạm trổ công phu. Cổng giữa của tam quan làm bằng sắt theo kiểu Pháp tạo nên một kiến trúc đa màu sắc và nhiều góc cạnh. Khác với các ngôi chùa khác ở Việt Nam cổng tam quan giữa thường lớn và đồ sộ hơn hai cổng bên nhưng cổng này rất nhỏ và chỉ mở vào những dịp lễ lớn của chùa và giáo hội nên ít được chú ý đến.
Qua thời gian, hai cổng chùa nặng hàng chục tấn đã bị lún và nghiêng về phía bên trong hơn 150, có nguy cơ ngã đổ. Năm 2004, Ban trị sự chùa Vĩnh Tràng đã mời “thần đèn” Nguyễn Thành Lũy ở huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đến "cứu" cổng chùa. Công trình gia cố cổng khởi công ngày 11-03-2004 và hoàn thành vào cuối năm 2004.
Điều làm cho tôi ngạc nhiên nhất khi đến đây là kiến trúc của ngôi chùa này. Nó không giống như những ngôi chùa Việt Nam với mái uốn cong với những trạm khắc long phụng như ta thường gặp mà mang một nét rất riêng biệt. Mới nhìn từ xa tôi cứ ngỡ đây là một cái đền giống Ăng-co-vát của Cam-pu-chia, nhưng trông nó cũng giống một ngôi nhà cổ của Pháp hoặc một lâu dài của Ý nào đó. Theo lời truyền tụng của người dân đại phương thì hòa thượng Minh Đàng và ông Huỳnh Trí Phú đã đến đất nước Chùa Tháp nên đã tiếp thu được nét độc đáo ở nơi đây mà thiết kế xây dựng chùa Vĩnh Tràng. Chính vì vậy mà mặt tiền chùa Vĩnh Tràng lại mang một kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây. Ở đây có những hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt của Pháp, gạch men của Nhật Bản... chữ Hán viết theo lối chữ triện cổ kính, còn chữ quốc ngữ lại viết theo lối chữ Gô-tích.
Phía sau chánh điện là nhà tổ được nối với hàng lang đông và tây liền nhau theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được phong cách của Việt Nam. Giữa không gian trống của phía sau chánh điện và nhà tổ còn có một hòn non bộ phác họa cảnh nứi non chùa tháp, thiên nhiên hữu tình mang đậm bản sắc Việt Nam. Điều này chứng tỏ ông cha xưa của ta thích sống gần gũi với thiên nhiên nên đã được thiên nhiên vào tận nhà. Từ phía trước nhà tổ nhìn về phía sau chánh điện ta sẽ thấy một lối kiến trúc mang đậm nét Rôma châu Âu với những cột uy nghi với những vòm cong và hoa văn của Pháp đầy màu sắc sặc sở với chất liệu bằng bê tông nhưng vẫn nhẹ nhàng uyển chuyển tạo nên một kiến trúc đa dạng.
Nhà hậu tổ là nơi thờ chư vị tiền bối và cũng là nơi trai đường, phòng tiếp khách và nhà Tăng chúng ở hai bên. Có kiến trúc cổ Việt Nam với cột kèo bằng gỗ và mái ngói. Nơi đây có nhiều bàn thờ Phật, Tổ, hương cốt. Trên nhà Tăng có treo thanh quy và những lời giáo huấn của các đại sư.
Mặt sau nhà hậu tổ và mặt trước của nhà tịnh trù lại có kiến trúc mái ngói bằng gạch của những ngôi nhà cổ Việt Nam nhưng với vòm cong mang đậm nét kiến trúc của Pháp. Đây là nét độc đáo làm cho ngôi chùa dù mang kiến trúc kết hợp Đông Tây nhưng vẫn rất Việt Nam. Sau cổng tam quan là một khoảng sân rộng trồng
hoa kiểng, ao sen, hồ nước nhỏ. Giữa sân có tượng Phật Thích Ca tham thiền dưới cội bồ đề được xây dựng vào năm 1995, lúc đầu tượng màu trắng nhưng đến năm 2009 thì được đắp lại màu vàng. Nhà che của Phật bên dưới cây bồ đề được xây dựng vào năm 2009 với chất liệu bê tông. Phía bên phải công phía tây còn có tượng đài Bồ tát Quan Thế Âm lộ thiên. Đi thẳng vào còn có quầy hàng lưu niệm. Ở đây có các mặt hàng làm từ chất liệu dừa mang đậm phong cách của miền Tây Nam bộ. Trong khuôn viên phía trái ngôi chánh điện còn có hai vườn tháp với nhiều ngôi tháp cổ của các vị hoà thượng tiền bối.
Kế tiếp là hòn non bộ trước vườn tháp tạo nên một không cảnh hài hòa giữa thiên nhân và nhân tạo. Phía sau bên phải chánh điện có phòng phát hành kinh sách với nhiều kinh sách và vật phẩm của Phật giáo rất đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung . Cách nhau một hồ nước nhỏ là giảng đường Huệ Đăng bên phải chánh điện là giảng đường Chánh Hậu dùng để thuyết giảng pháp khi an cư kiết hạ và tổ chức đại giới đàn của tỉnh hội.
1.5. Cách bài trí các điện thờ trong chánh điện | cho thuê xe 16 chỗ
Chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ, hơn 60 tượng phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh và được tạo vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Chánh điện được bài trí trang nghiêm, với vẻ trầm mặc quyện tỏa khói hương tạo nên sự thiêng liêng mầu nhiệm. Trên bàn thờ có nhiều pho tượng như Phật Trung Tôn được làm bằng gỗ mít (có người cho rằng đó là tượng Đức Phật Thích Ca nhưng trên hòa quang lại có ghi dòng chữ Nam mô A Di Đà Phật) được ngự giữa chánh điện, đây là tượng Phật chính của ngôi chùa, hai bên Phật Trung Tôn còn có tượng hai vị Hộ Pháp như để bảo vệ chánh pháp. Lớp dưới có bộ tượng Di Đà Tam tôn (Đức Phật A Di Đà cao 98cm, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí cao 93cm ), đây là bộ tượng cổ nhất ở chùa được đức bằng đồng vào giữa thế kỷ XIX. Tiếc rằng tượng Quan Âm đã bị thất lạc từ lâu. Sau này, hoà thượng Chánh Hậu phải thuê thợ làm tượng khác bằng gỗ thế vào cho đủ bộ. Lớp dưới có tượng Phật đản sanh, tượng Di Lặc và tượng Thất Phật Dược Sư được tôn trí ở án giữa.
Bên trái án giữa điện Phật còn có tượng chân dung hoà thượng Chánh Hậu và bên phải là tượng chân dung của hoà thượng Minh Đàng như đang đứng chầu Phật. Phía bên trái điện Phật là án thờ ngài Tiêu Diện cầm cờ đối xứng với ngài Tiêu Diện là án thờ Hộ Pháp tay phải chống chày kim cang.
Điều đáng chú ý nhất nhất là bộ tượng Thập Bát La Hán với sự bày trí như sau: chín vị La Hán bên trái đối xứng với chín vị La Hán bên phải được chia thành sáu án thờ, mỗi bên ba án: án thứ nhất có hai vị, án thứ hai có ba vị và án thứ tư có bốn vị được đặt hai bên điện Phật. Đây là những tác phẩm chạm khắc bằng gỗ độc đáo, mà một số nghệ nhân ở Nam bộ đã tạo vào năm 1907, mỗi tượng cao khoảng 0,8 m, bề ngang gối 0,58 m được, mỗi vị La Hán có bửu bối riêng của mình tượng trưng cho các giác quan mà giáo lý gọi là sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; ở ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Các tượng La Hán này được tạo hình cân đối, sinh động, cưỡi trên những con thú như: trâu, bò, ngựa, lạc đà, hà mã, tê giác…
Phía bên trái góc cuối chánh điện còn có một án thờ mẫu với hai người hầu, đây giống phong cách thờ của miền Bắc Việt Nam. Ở đây Thập Điện Minh Vương không bày trí hai bên tả hữu mỗi bên năm vị của chánh điện như các chùa thường gặp mà bố trí ba án khác nhau.
Phía trái chánh điện về phía sau kế bên trái án mẫu có một án thờ năm vị Minh Vương. Phía bên phải chánh điện về phía sau kế bên phải án thờ Ngọc Hoàng có án thờ ba vị Minh Vương. Tượng Ngọc Hoàng ơ đây cũng bằng đồng to bằng người thật, không có Nam Tào, Bắc Đẩu cầm sổ sinh tử đứng hầu hai bên như các chùa khác; thay vào chỗ đó là Ông Thiện và Ông Ác.
Án thờ hậu tổ sau điện Phật là án thờ Đạt Ma sư tổ, bồ tát Quán Thế Âm và hai vị Minh Vương, tượng nữa. Bên cạnh đó nổi bậc nhất là tượng Địa Tạng cưỡi đề thính, đây là pho tượng rất độc đáo cùng thời với bộ tượng La Hán và cũng được chạm khắc công phu.
Phía sau chánh điện có có án thờ ông Bùi Công Đạt cùng gia quyến.
Nhà tổ phía trước có năm bàn thờ: tính từ trái sang có bàn thờ Quan Âm, bàn thờ Thế Chí, chính giữa thờ Bồ tát Chuẩn Đề và Bồ tát Địa Tạng, tiếp đến là bàn thờ Bồ tát Quan Âm và bàn thờ Bồ Tát Quan Âm cùng đồng nam đồng nữ.
Phía trong nhà tổ là án thờ chư vị Hòa thượng tiền bối khai sơn tạo tự với nhiều bài vị. Trên là tượng của hòa thượng Huệ Đăng, bên trái là tượng của Hòa thượng Chánh Hậu và bên phải là tượng của ngài Minh Đàng. Phía bên trái án thờ chư vị hòa thượng khai sơn là án thờ Ưu Bà Di và bên phải là án thờ Ưu Bà Tắc.
Phía sau án thờ tổ là Bát Nhã đường thờ Giám Trai Bồ tát và một số vị Bồ tát khác. Bên trái Bát Nhã đường thờ cốt của người nữ và bên trái thờ cốt của người nam.
1.6. Biển, bảng, hoành phi, câu đối | cho thuê xe 16 chỗ
Bước vào từng gian nhà, ta sẽ thấy toát lên một màu vàng rực của tượng Phật, hoành phi, câu đối, bao lam được chạm khắc tinh xảo mang dáng vẻ rất cổ kính thời vua chúa Việt Nam. Đáng chú ý hơn cả là những đôi long trụ trong gian chính điện, đó là những cây cột tròn to, bằng gỗ quý được chạm khắc tinh xảo uốn lượn tạo nên vẻ sống động cho ngôi chùa.
Ngoài ra trong chùa hiện nay còn hơn 20 bức tranh sơn thủy rất giá trị. Những bức tranh này được cư sĩ Long Giang vẽ vào năm 1904, tuy ảnh hưởng tranh vẽ của Trung Hoa nhưng lại mang đậm nét dân gian Việt Nam với những hình ảnh "Mai, lan, cúc, trúc" tạo nên phong cảnh Việt Nam rất hữu tình. Cho đến bây giờ những tác phẩm đó được giữ nguyên vẹn dù qua biết bao nhiêu thay đổi của thời gian của lịch sử có thay thăng trầm đó là do sự kế thừa gìn giữ của chư Tăng và bổn đạo ở đây.
Điều đáng chú ý là những bức hoành phi, câu đối trong chùa được điêu khắc chữ nổi thếp vàng. Tiền đường có bột bức hoành phi chữ "Hoàng kim bửu điện" được khắc từ 1851 đến nay vẫn còn khá đẹp và hai cặp câu đối. Trong chánh điện có bốn bức hoành phi, một bức được chạm khắc bằng gỗ với ba chữ “Vĩnh Trường tự”, được đặt ở giữa chánh điện; một bức được chạm khắc bằng sơn mài cẩn xà cừ ghi: “Đại hùng bữu điện” hai bức còn lại được chạm khắc bằng gỗ ghi: “Pháp luân thường chuyển”, “Thường đạo hà xương” và bốn cặp câu đối. Trên điện Phật có một bộ bao lam trạm trổ công phu và có ghi “Vô lượng thọ” ở phía bên trái và “Vô lượng quang” phía bên phải. Sau chánh điện cũng có một bức hoành phi ghi “Vĩnh Trường tự” một bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia do bộ văn hóa cấp và ba cặp câu đối. Hành lang phía tây sau chánh điện nối liền nhà tổ cũng có hai cặp câu đối và hành lang phía đông cũng có hai cặp câu đối.
Nhà tổ mặt trước có năm biển ghi nhận công đức của thiện nam tín nữ góp của xây dựng chùa được ghi bằng bằng chữ Hán với chất liệu gỗ sơn son và còn tôn trí mười cặp câu đối theo ba hàng: hành thứ nhất có bốn cặp, hàng thứ hai có bốn cặp và hàng thứ ba có hai cặp. Nhà tổ phía sau có bức hoành phi ghi “Bát Nhã đường”, một cặp câu đối và những hoa văn chạm khắc rồng quanh cột rất sắc xảo. Trong khuôn viên chùa còn có nhiều cây cảnh, hồ nước và hòn non bộ tô điểm thêm cảnh đẹp nơi đây và tạo nên một phong cảnh trầm mặc yên tỉnh làm cho du khách có cảm giác thư thái, nhẹ nhàng mỗi khi đến đây chiếm bái.
1.7. Tháp mộ của các vị trụ trì và chư Tăng Ni đã qua đời
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử những ngôi tháp cổ ở đây cũng in đậm dấu thời gian tạo nên vẻ trầm mặc. Phải nói rằng vườn tháp của chùa Vĩnh Tràng cũng khá đẹp với nét cổ kính của nó. Trong chùa có hai vườn tháp với những kiến trúc mộ tháp riêng biệt nhưng vẫn hài hòa với không gian của chùa.
Vườn tháp phía bên phải trước chánh điện trước có ba ngôi tháp. Tháp cao nhất của Hòa thượng Huệ Đăng, kế bên là tháp của Hòa thượng Pháp Tràng và kế tiếp nữa là tháp của Hòa thượng Trí Thanh. Mỗi tháp mang một dáng vẻ và lối kiến trúc khác nhau những vẫn tạo nên sự hài hòa khi đứng cạnh nhau đó cũng là nét riêng của đệ tử Phật dù có khác biệt đi nữa vẫn đồng một thể là con nhà Phật. Vườn tháp phía trái cuối hàng rào chùa là một vườn tháp rất đẹp mang đậm nét cổ kính. Phía trước ngôi mộ của ông bà Huyện Bùi Công Đạt là người đã tạo lập am tu hành ở đây là tháp của Hòa thượng Minh Đàng. Ngôi tháp của Hòa thượng Chánh Hậu, bằng đá trắng được xây dựng gần giảng đường Huệ Đăng. Bên cạnh những ngôi tháp nhỏ của gia quyến ông Bùi Công Đạt và con cháu của Hòa thượng Huệ Đăng còn có một số tháp của chư Tăng và ngôi tháp của một vị Tỳ kheo Ni. Nhìn chung vườn tháp ở đây có một vẻ đẹp trầm mặc tạo nên một không gian thiêng liêng nơi chốn giá làm này.
1.8. Các tự khí, pháp khí trong chùa
Hiện vật còn lại trong chùa này phải kể đến là Đại Hồng Chung mang tên Pháp Bảo Chuông cao 120cm, nặng khoảng 150 kg được đúc giữa tháng 5 năm 1854, dưới thời vua Tự Đức, trên đó khắc chữ "Vĩnh Trường Tự". Hiện nay Pháp Bảo Chuông không sử dụng được, bị hỏng do nằm lâu dưới nước sau thời gian thất lạc. Rất tiếc người viết chưa tận mắt nhìn thấy đại hồng chung và chưa chụp lại hình ảnh.
Đại hồng chung mới của chùa đúc vào năm 1992, được đúc tại Huế chuyển vào đầy, cao 1m2, năng 500 kg, được đặt ở hậu đường phía bên phải sau chánh điện. Phía bên trái đối xứng với đại hồng chung là đại cổ pháp có khắc bốn chữ: “Vĩnh Trường pháp cổ” được tạo tác vào tháng ba năm Giáp Tuất với màu son đỏ khá đẹp.
Điểm nổi bật ở ngôi chùa này còn lưu giữ nhiều bao lam với những chạm trổ rất tinh xảo. Có bảy bộ bao lam chính cùng nhiều bao lam phụ nhưng đặc sắc nhất là bộ bao lam bát tiên cưỡi thú được chạm trổ tinh xảo. Mỗi vị có một tư thế và cưỡi trên một con thú và cầm bữu bối khác nhau. Bên trái có bốn vị: tiểu đồng đứng trên lưng rùa với tay quẩy chiếc giỏ tre; một tiên sinh cưỡi ngựa với tay cầm ống bút, một thư sinh cưỡi hổ thổi sáo, một ông lão cưỡi đề thính vuốt râu. Bên phải có bốn vị: một vị trung niên cưỡi trâu tay cầm bình hồ lô, tiên nữ cưỡi hạc cầm hoa sen, một tiên sinh cưỡi lộc với tay vuốt râu và một ông lão kỳ lân với phất trần trên tay. Trên bao lam bát tiên còn có thần mặt trời cưỡi rồng và thần mặt trăng cưỡi phụng được chạm trổ rất công phu, do các nghệ nhân tại địa phương thực hiện vào khoảng năm 1907-1908.
Bằng những vật liệu gỗ, những nhà kiến trúc, nhà điêu khắc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chạm khắc những hình tượng mang mầu sắc tôn giáo huyền ảo, thoáng đượm vẻ vương quyền, qua đó ta thấy được những công trình điêu khắc của người xưa - qua những hình tượng sống động ấy ta thấy rõ cuộc sống vui tươi và ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam - một dân tộc tự nhận mình là dòng dõi con rồng cháu tiên thể hiện qua chạm khắc hình tượng tứ linh.
1.9.Các ngày lễ chung của Phật giáo và lễ riêng của chùa
Lễ hội lớn nhất ở đây phải kể đến là lễ Phật Đản được tổ chứ hằng năm được tổ chức trong vòng một tuần từ ngày mồng 8 đến ngày 15 tháng 4 âm lịch. Lễ chính được diễn ra tại lễ đài Phật Di Lặc từ khi công viên này khánh thành và đưa vào hoạt động.
Ngày rằm tháng bảy hằng năm nơi đây tổ chức cúng trai đàn cầu siêu bạc độ cho các vong linh, những chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, tổ chức đại lễ dâng y có thỉnh chư Tăng Ni trong và ngoài tỉnh đến dự.
Vào những ngày rằm tháng giêng và tháng mười âm lịch bà con và Phật tử đến đây chiêm bái rất đông. Từ khi có công viên Vĩnh Tràng với tôn tượng Đức Phật A Di Đà lộ thiên cao nhất Việt Nam thì nơi đây là nơi diễn ra lễ hội vía Đức Phật A Di Đà vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hằng năm của chư Tăng Ni Phật tử và bà con nơi đây.
Bên cạnh đó chùa còn có những ngày giỗ kỵ lớn như ngày 18 tháng giêng âm lịch hằng năm là giỗ của Hòa thượng Huệ Đăng, người đã khia sơn ngôi chùa này. Ngày 17 tháng 3 âm lịch là giỗ của Hòa thượng Pháp Tràng. Ngày mồng 1 tháng 5 âm lịch là giỗ của ngài Trí Long. Ngày 21 tháng 6 âm lịch là ngày giỗ hòa thượng Minh Đàng. Ngày 30 tháng 7 âm lịch là ngày giỗ Hòa thượng Chánh Hậu.
Đây cũng là nơi tổ chức an cư kiết hạ cho chư Tăng của tỉnh hội Phật giáo Tiền Giang hằng năm cho hơn trăm vị. Chùa được giữ hai kỷ lục của Việt Nam là “Ngôi chùa đầu tiên ở Việt Nam có phong cách kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây”, thời điểm xác lập kỷ lục là ngày 31 tháng 5 năm 2007 do Tổng giám đốc Vietbooks Lê Trần Trường An ký và kỷ lục thứ hai là: “Tượng Phật A Di Đà lộ thiên cao nhất Việt Nam” thời điểm xác lập kỷ lục vào năm 2007.
1.10. Tượng Phật A Di Đà trong công viên Vĩnh Tràng | cho thuê xe 16 chỗ
Vào ngày 14.1.2008 (nhằm ngày 8 tháng 12 lễ thành đạo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni), ngôi chùa cổ Vĩnh Tràng nổi tiếng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã khánh thành tượng Phật Di Đà cao 18m và công viên chùa Vĩnh Tràng. Dự án được khởi công xây dựng vào 7/3/2007 (nhằm ngày 19 tháng giêng Đinh Hợi), hơn một năm mới hoàn thành một cách mỹ mãn do nhóm thợ và họa sĩ kiến trúc sư Thụy Lam thiết kế với sự khởi xướng của Thượng tọa Thích Huệ Minh.
Sau khi thành phố Mỹ Tho được nâng cấp lên đô thị loại hai, với vẻ mỹ quan của ngôi chùa cổ nổi tiếng hơn 150 năm không thể để cảnh nhếch nhác với các cảnh lùm cây che khuất và mồ mả trước chùa nên Thượng tọa Thích Huệ Minh đã đề xuất và đứng ra chịu trách nhiệm với Ban trị sự tỉnh tạo lập một công viên trước chùa và chọn tượng Đức Phật A Di Đà để tôn trí nơi đây. Vì Đức Phật A Di Đà tượng trưng cho cõi Cực Lạc an vui để làm vơi bớt sự mệt nhọc của người dân sau những ngày lao động cực khổ không có thời gian đến chùa. Việc tạo dựng công viên A Di Đà trước chùa đã đáp ứng một phần nào về tín ngưỡng tâm linh của người dân. Có người đi làm qua công viên từ xa thấy tượng Phật cũng xá lễ khi không có thời gian đi chùa, có người muốn nghỉ ngơi thư giản sau những ngày mệt nhọc cũng vào ngồi dưới ghế đá dưới chân Đức Phật để thầm cầu nguyện cho cuộc sống bình yên. Pho tượng Phật A Di Đà cao tính từ chân đến đỉnh cao 18m, bệ cao 7m, nặng 150 tấn với chất liệu là bê tông cốt thép nguyên khối. Dù chất liệu bằng bê tông nhưng với màu sơn trắng pho tượng vẫn giữ được vẻ uy nghiêm và từ ái của Đức Phật. Pho tượng này đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là tượng Phật A Di Đà lộ thiên cao nhất Việt Nam. Tượng Phật A Di Đà lộ thiên chùa chùa Vĩnh Tràng cao và bề thế hơn so với tượng Phật A Di Đà lộ thiên tại chùa Long Khánh (cao 17m và đứng trên bệ cao 5m) trên đường Trần Cao Vân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đặc biệt hơn nữa là tượng được đặt trong một công viên mà người dân ở đây hay gọi là “Công viên Phật”
Công viên của chùa Vĩnh Tràng có hình tam giác được xây dựng trên diện tích 5.000m2, với các hạng mục như hệ thống hòn non bộ, hệ thống chiếu sáng, cây cảnh, ghế đá …Công trình có tổng kinh phí hơn 4,1 tỷ đồng với sự ủng hộ của chư Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước cùng sự hộ trì của người dân địa phương đã tạo nên một cảnh quan tôn nghiêm nơi này.
1.11. Tôn trí tượng Phật Di Lặc trong khuôn viên chùa Vĩnh Tràng
Vào ngày 22 tháng giêng năm 2010, chùa Vĩnh Tràng đã long trọng làm lễ khánh thành pho tượng Đức Phật Di Lặc với sự tham dự của chư tôn đức Tăng Ni, các cấp chính quyền, Phật tử và bà con gần xa. Tượng cao 20m, có chiều dài 27m, chiều rộng 18m, tổng trọng lượng nặng 250 tấn, được tạo hình ở tư thế an tọa rất gần gũi cuộc sống với nụ cười an nhiên và chiếc bụng to đặc trưng của ngài Di Lặc. Tượng được đặt trên một công trình giữa công viên trong tổng diện tích 5.000m2, được thi công trong khoảng thời gian 12 tháng bằng chất liệu bê tông cốt thép do nhà điêu khắc Thụy Lam thiết kế và được sự tham khảo, hướng dẫn của thượng tọa Thích Huệ Minh.
Công trình phía dưới tượng là khoảng rổng được bố trí một tầng triệt và một tầng lầu. Tầng triệt gồm phòng họp của Thường trực Ban trị sự tỉnh Tiền Giang, 4 phòng nghĩ tiện nghi dành cho khách Tăng từ xa đến chùa. Tầng lầu gồm: Bố tát đường cũng là chánh điện, là nơi dành cho chư Tăng của tỉnh Bố tát tụng giới vào những ngày 14 và 30 mỗi tháng. Phía trước công trình của tượng Phật Di Lặc là một quảng trường rộng với lễ đài là nơi diễn ra những buổi lễ lớn của Phật giáo cũng như của Ban trị sự Phật giáo tỉnh. Ngoài ra công trình còn những hạng mục hàng rào quanh công viên, hệ thống hồ nước phun, hệ thống thoát nước, con đường mới dẫn vào tôn tượng đức Di Lặc, hệ thống điện và đèn chiếu sáng… tổng chi phí trên 8 tỷ đồng với sự ủng hộ tịnh tài của chư tôn đức Tăng Ni, sự cúng dường của Phật tử cùng một số ân nhân cho Ban quản trị mượn dài hạn công trình mới được hoàn mãn. Đây là công trình của Giáo hội Phật giáo tỉnh Tiền Giang lập thành tích chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Việc khánh thành tượng Phật Di Lặc đã đáp ứng nhu cầu tâm linh tín ngưỡng của Tăng Ni, Phật tử và bà con trong vùng đồng thời tạo nên cảnh quan tôn nghiêm góp phần tạo nên điểm du lịch hấp dẫn cuốn hút du khách trong và ngoài nước.
2. HOẠT ĐỘNG CỦA CHÙA VĨNH TRÀNG
2.1. Tu học
Như trên đã nói chùa theo hệ phái Bắc tông nên giờ tu học giống như các chùa Bắc tông khác. Ở đây cũng trì tụng Lăng Nghiêm vào buổi khuya, cúng ngọ, quả đường, công phu chiều cúng thí thực và Tịnh độ vào buổi tối. Buổi mỗi tối Phật tử đến tụng khá đông. Tăng chúng có nhiều vị học Trung cấp Phật học Tiền Giang, có vị đang là Tăng sinh học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Một số vị ở chùa làm công tác Phật sự và cho giáo hội.
2.2. Văn hóa, giáo dục
Phòng phát hành kinh sách cua chùa có nhiều kinh sách và văn hóa phẩm của Phật giáo như băng giảng, kinh nhạc, áo tràng, chuổi hạt, pháp khí… nhằm đáp ứng nhu cầu tu học cho Tăng Ni và Phật tử trong thành phố và các vùng lân cận. Vì nơi điểm tham quan du lịch của du khách trong nước và nước ngoài nên phòng phát hành kinh sách Phật giáo có rất nhiều sản phẩm phong phú.
2.3. Hoằng pháp
Nơi đây là điểm an cư kiết hạ cho hơn trăm chư Tăng thuộc tỉnh hội Phật giáo Tiền Giang nên mỗi mùa an cư tỉnh hội có thỉnh nhiều vị giảng sư nổi tiếng trong tỉnh và trong nước về đây thuyết giảng cho chư Tăng và Phật tử. Nơi đây còn là nơi đặt văn phòng của Ban trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang nên mỗi ngày phải giải quyết rất nhiều Phật sự của tỉnh nhà. Bố tát đường dưới tôn tượng Bồ tát Di Lạc là nơi chư Tăng của tỉnh về đây để Bố tát trong hai ngày 14 tháng 30 hàng tháng. Hai giảng đường Huệ Đăng và Chánh Hậu là nơi tổ chức đại giới đàn của tỉnh hội dành cho chư Tăng trong và ngoài tỉnh.
2.4. Kinh tế
Vấn đề thu nhập của chùa dựa vào phần công đức của thập phương đến viếng chùa là chính. Bên cạnh đó còn có một số Phật tử là đệ tử của chùa có tín tâm đến lễ bái cúng dường. Phòng phát hành kinh sách cũng tạo nên thu nhập để lo hương khói trong chùa
vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh của mọi người. Bên cạnh đó quầy hàng lưu niệm cũng có tạo một phần thu nhập của chùa qua nhiều sản phẩm mang đậm bản sắc của miền quê Nam bộ giúp cho du khách vừa tham quan vừa có một món quà lưu niệm khi đến chốn này. Thật là tiếc nếu như trong các chương trình tham quan của miền Tây mà lại không ghé thăm chùa Vĩnh Tràng đó là một sự thiếu xót lớn. Đây là một nơi không thể thiếu trong chương trình du lịch về miền Tây sông nước.
2.5. Tiếp khách du lịch, khách hành hương
Giới thiệu về chùa có thầy Thích Đức Nhiên là tri khách của chùa tiếp đón khách và sẳn sàng trả lời những câu hỏi về lịch sử của chùa. Còn có một bản giới thiệu vắn tắt về lịch sử chùa để du khách tiện việc tham quan tìm hiểu. Sự tiếp đón cũng như phục vụ ở đây tốt, có quầy lưu niệm có bãi đậu xe trước chùa sau công viên Vĩnh Tràng. Trước chùa có Bồ Đề quán phục vụ các món chay cho khách thập hành hương.
Mỗi khi có đoàn tham quan nào đến chùa, nếu có báo trước thì Thượng tọa trụ trì đích thân hướng dẫn tham quan và thuyết minh về lịch sử hình thành chùa hoặc cử người trong chúng để hướng dẫn cho du khách.
Vấn đề an toàn của du khách được nâng cao hàng đầu vì có bảo vệ luôn luôn túc trực. Về hệ thống vệ sinh tương đối tốt, không có rác thải bừa bộn như những ngôi chùa du lịch khác.
Hệ thống cây xanh ở đây nhiều và mát mẻ bên cạnh những hòn non bộ và những hồ nước nhỏ tạo nên sự dễ chịu cho du khách sau khi lễ Phật và tham quan xong có thể ngồi trên những ghế đá đặt trong khuôn viên của chùa và công viên Vĩnh Tràng để nghỉ ngơi sau những ngày mệt mỏi với công việc mưu sinh.
3. ĐỀ XUẤT
Chùa là một điểm du lịch hành hương, điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng với kiến trúc độc đáo nên cần có một website để giới thiệu về chùa và những hoạt động của chùa để mọi người được tìm hiểu và cần có email để tiện việc liên hệ. Cần tập huấn giáo dục cho những Tăng Ni và Phật tử tại chùa nắm rõ về lịch sử của chùa cũng như ý nghĩa của từng pho tượng và các chi tiết về hoa văn điêu khắc để giới thiệu đến khách du lịch hành hương mỗi khi đến chùa.
Đây là điểm đến của rất nhiều đoàn khách nước ngoài nên cần có những Tăng Ni và Phật tử ở chùa biết tiếng Anh để giới thiệu với khách làm cho họ hiểu hơn về nét độc đáo của ngôi chùa.
Chùa cần có một tờ gấp thiết kế đẹp nói về lịch sử của chùa bằng song ngữ Việt – Anh để du khách trong nước và nước ngoài có thể tham khảo. Bên cạnh đó cần có thêm một bộ bưu ảnh của chùa để quảng bá với du khách thập phương.
Với kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây, chùa Vĩnh Tràng đã tạo nên một ấn tượng khó phai trong lòng du khách. Không những độc đáo về kiến trúc mà còn tinh tế trong phong cách. Nơi đây còn lưu giữ những bộ tượng cổ đặc sắc do những nghệ nhân miền Nam tạo tác bên cạnh đó còn có rất nhiều bao lam được chạm trổ công phu mang đậm bản sắc Việt. Cùng với những công trình của các bậc tiền bối để lại bên cạnh những công trình hiện đại của chùa đã tạo nên một kiến trúc đa dạng, phong phú.
Với sự có mặt của ngôi chùa nơi đây đã đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân cũng như với cảnh trí tôn nghiêm này đã tạo điều kiện cho người dân có nơi nghỉ ngơi thư giản sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80km, Vĩnh Tràng được xem là ngôi chùa cổ danh tiếng và là một công trình kiến trúc đặc sắc của tỉnh Tiền Giang. Chùa đã trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của những du khách trong nước cũng như nước ngoài khi có dịp đến tham quan thành phố Mỹ Tho. Hơn thế nữa Vĩnh Tràng còn là nơi nghiên cứu tìm hiểu của nhiều người khi đến tham quan ngôi chùa ấn tượng này.nh vườn cây ăn trái rộng gần 2 ha, đường Nguyễn Trung Trực
Cho thuê xe đi Mỏ Cày - Bến Tre 16 chỗ
Dịch vụ cho thuê xe đi Mỏ Cày, Mỏ Cày huyện nằm ở phía nam tỉnh Bến Tre, phía Bắc và Đông Bắc là sông Hàm Luông ngăn cách với huyện Giồng Trôm và thị xã Bến Tre, phía tây là huyện Chợ Lách, phía nam là sông Cổ Chiên ngăn cách với huyện Càng Long (Trà Vinh) và huyện Vũng Liêm(Vĩnh Long), phía đông là huyện Thạnh Phú.
Huyện gồm thị trấn Mỏ Cày và các xã là là: Thanh Tân, Thạnh Ngãi, Phước Mỹ Trung, Tân Phú Tây, Tân Thành Bình, Thành An, Tân Thạnh Tây, Nhuận Phú Tân, Tân Bình, Hòa Lộc, Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh Tây, Bình Khánh Đông, Đa Phước Hội, Khánh Thạnh Tân, An Thạnh, Thành Thới A, Thành Thới B, An Thới, An Định, Tân Trung, Ngãi Đăng, Cẩm Sơn, Hương Mỹ, Minh Đức
Huyện gồm thị trấn Mỏ Cày và các xã là là: Thanh Tân, Thạnh Ngãi, Phước Mỹ Trung, Tân Phú Tây, Tân Thành Bình, Thành An, Tân Thạnh Tây, Nhuận Phú Tân, Tân Bình, Hòa Lộc, Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh Tây, Bình Khánh Đông, Đa Phước Hội, Khánh Thạnh Tân, An Thạnh, Thành Thới A, Thành Thới B, An Thới, An Định, Tân Trung, Ngãi Đăng, Cẩm Sơn, Hương Mỹ, Minh Đức
Cho thuê xe 16 chỗ đi tham quan du lịch ở Mũi Né
Dịch vụ cho thuê xe 16 chỗ đi Mũi Né, Từ nội thành Phan Thiết ra Mũi Né khoảng 22 km, có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, nơi tham quan nằm rải rác trên đường. Việc tập trung như thế này khiến cho đường ra Mũi Né thêm phần hấp dẫn.
Từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Mũi Né
Nhà ở Mộng Cầm - một trong những người tình của Hàn Mạc Tử nằm tại số nhà 300 đường Trần Hưng Đạo.
Sông Cà Ty với Tháp nước Phan Thiết.
Vạn Thủy Tú.
Trường Dục Thanh.
Chợ Phan Thiết.
Tháp Chăm Phố Hài - Tháp Pôshanư.
Lầu Ông Hoàng.
Núi Cố với mộ Nguyễn Thông.
Bãi đá Ông Địa.
Rặng Dừa Hàm Tiến (Rạng).
Khu resort cao cấp.
Suối Tiên.
Làng chài Mũi Né
Đồi Cát Mũi Né.
Hòn Rơm
Nhà ở Mộng Cầm - một trong những người tình của Hàn Mạc Tử nằm tại số nhà 300 đường Trần Hưng Đạo.
Sông Cà Ty với Tháp nước Phan Thiết.
Vạn Thủy Tú.
Trường Dục Thanh.
Chợ Phan Thiết.
Tháp Chăm Phố Hài - Tháp Pôshanư.
Lầu Ông Hoàng.
Núi Cố với mộ Nguyễn Thông.
Bãi đá Ông Địa.
Rặng Dừa Hàm Tiến (Rạng).
Khu resort cao cấp.
Suối Tiên.
Làng chài Mũi Né
Đồi Cát Mũi Né.
Hòn Rơm
Cho thuê xe đi Long An từ Sài Gòn, xe 16 chỗ
Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với Đồng bằng Sông Cửu Long, có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông kết nối tỉnh với khu vực khá hoàn chỉnh, bao gồm đường bộ lẫn đường thủy.
Các tuyến quốc lộ như quốc lộ 1A với 30km chiều dài, quốc lộ 62, quốc lộ 50, quốc lộ N1, tuyến N2, đường Hồ Chí Minh, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương.
Quốc lộ 50 đoạn đi qua Huyện Cần Đước, thuộc địa phận Tỉnh Long An
Các tuyến tỉnh lộ như tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 22, tỉnh lộ 821, tỉnh lộ 822, tỉnh lộ 823, tỉnh lộ 824, tỉnh lộ 825, tỉnh lộ 826, tỉnh lộ 827, tỉnh lộ 828, tỉnh lộ 829, tỉnh lộ 831, tỉnh lộ 833, tỉnh lộ 835, tỉnh lộ 836, tỉnh lộ 837, tỉnh lộ 838 và tỉnh lộ 839.
Ngoài hệ thống giao thông đường bộ long an cũng là tỉnh có hệ thống giao thông đường thủy chằn chịt với các tuyến giao thông như Sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc). Các tuyến đường thủy quan trọng như Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương, Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh đều qua Long An theo kênh Nước Mặn,sông Rạch Cát, sông Vàm Cỏ Đông. Các loại phương tiện vận tải thủy trên 100 tấn có thể theo các kênh rạch như Phước Xuyên,Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa... đi từ miền Tây đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, khối lượng vận chuyển hành khách của tỉnh là 38,5 triệu lượt người, khối lượng luân chuyển hành khách đạt 1176,8 triệu lượt người/km, khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 12.972,0 nghìn tấn (đường bộ đạt 4.147 nghìn tấn, đường thủy đạt 8.798 nghìn tấn), khối lượng luân chuyển hàng hoá đạt 483,2 triệu tấn/km (đường bộ đạt 51,9 triệu tấn/km, đường thủy đạt 431,3 triệu tấn/km).
Dịch vụ cho thuê xe 16 chỗ uy tín chất lượng từ Sài Gòn đi Long An tham quan du lịch.
Các tuyến quốc lộ như quốc lộ 1A với 30km chiều dài, quốc lộ 62, quốc lộ 50, quốc lộ N1, tuyến N2, đường Hồ Chí Minh, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương.
Quốc lộ 50 đoạn đi qua Huyện Cần Đước, thuộc địa phận Tỉnh Long An
Các tuyến tỉnh lộ như tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 22, tỉnh lộ 821, tỉnh lộ 822, tỉnh lộ 823, tỉnh lộ 824, tỉnh lộ 825, tỉnh lộ 826, tỉnh lộ 827, tỉnh lộ 828, tỉnh lộ 829, tỉnh lộ 831, tỉnh lộ 833, tỉnh lộ 835, tỉnh lộ 836, tỉnh lộ 837, tỉnh lộ 838 và tỉnh lộ 839.
Ngoài hệ thống giao thông đường bộ long an cũng là tỉnh có hệ thống giao thông đường thủy chằn chịt với các tuyến giao thông như Sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc). Các tuyến đường thủy quan trọng như Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương, Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh đều qua Long An theo kênh Nước Mặn,sông Rạch Cát, sông Vàm Cỏ Đông. Các loại phương tiện vận tải thủy trên 100 tấn có thể theo các kênh rạch như Phước Xuyên,Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa... đi từ miền Tây đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, khối lượng vận chuyển hành khách của tỉnh là 38,5 triệu lượt người, khối lượng luân chuyển hành khách đạt 1176,8 triệu lượt người/km, khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 12.972,0 nghìn tấn (đường bộ đạt 4.147 nghìn tấn, đường thủy đạt 8.798 nghìn tấn), khối lượng luân chuyển hàng hoá đạt 483,2 triệu tấn/km (đường bộ đạt 51,9 triệu tấn/km, đường thủy đạt 431,3 triệu tấn/km).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)